logo

[Sách mới] Sơ đồ tư duy Sinh 10 Bài 10 Kết nối TT: Trao đổi chất qua màng tế bào

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy Sinh 10 Bài 10: Trao đổi chất qua màng tế bào chi tiết nhất. Tổng hợp kiến thức Sinh 10 Bài 10 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK Sinh 10 Kết nối tri thức.

Bài 10: Trao đổi chất qua màng tế bào - Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Soạn Sinh 10 Bài 10: Trao đổi chất qua màng tế bào - Kết nối tri thức

Sơ đồ tư duy Sinh 10 Bài 10: Trao đổi chất qua màng tế bào

Sơ đồ tư duy Sinh 10 Bài 10: Trao đổi chất qua màng tế bào - KNTT

Tóm tắt lí thuyết Sinh 10 Bài 10: Trao đổi chất qua màng tế bào


I. Khái niệm trao đổi chất qua màng tế bào

Trao đổi chất ở tế bào là quá trình vận chuyển các chất ra, vào tế bào qua màng tế bào.

Những loại chất có thể đi qua được lớp kép phospholipid là các chất có kích thước nhỏ, không phân cực, các chất tan trong lipid. Vì vậy những loại chất không thể đi qua lớp kép phospholipid là các chất không tan trong lipid, các chất tan trong nước, phân cực.

Do lớp phospholipid có tính lưỡng cực, ở màng sinh chất sắp xếp thành lớp kép, đầu ưa nước quay ra ngoài, đuôi kị nước quay vào nhau, do đó Chỉ cho những phân tử nhỏ tan trong lipid đi qua, các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh protein thích hợp mới ra vào được tế bào.


II. Các cơ chế trao đổi chất qua màng tế bào

1. Vận chuyển thụ động

Vận chuyển thụ động là kiểu khuếch tán các chất từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp - xuôi chiều gradien nồng độ, vì vậy không cần tiêu tốn năng lượng. Các chất có thể khuếch tán qua lớp kép phospholipid hoặc qua các protein xuyên màng.

Thẩm thấu:

Thẩm thấu là sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng tế bào.

Nếu tế bào thực vật và động vật được đưa vào dung dịch nhược trương thì sẽ có một áp lực lên màng tế bào làm cho tế bào động vật có thể vỡ do nước từ bên ngoài tế bào sẽ đi vào trong tế bào tạo nên. Tế bào thực vật nhờ có thành tế bào tạo nên lực cản chống lại sự khuếch tán của các phân tử nước vào tế bào vì nước chỉ đi vào một mức độ nhất định làm trương tế bào.

2. Vận chuyển chủ động

Vận chuyển chủ động là kiểu vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ chất tan thấp tới nơi có nồng độ chất tan cao (ngược chiều gradien nồng độ) và cần tiêu tốn năng lượng.

Vận chuyển chủ động các chất ra, vào tế bào giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của mọi tế bào. Một người khi nghỉ ngơi, các tế bào trong cơ thể vẫn phải sử dụng tới 40% năng lượng để vận chuyển chủ động. Một số tế bào chuyên hoá như tế bào thận phải sử dụng tới 90% năng lượng của tế bào để lọc máu và bơm các amino acid và glucose từ nước tiểu trở lại máu; các tế bào niêm mạc dạ dày phải bơm H+ và CI- vào dạ dày tạo môi trường acid để tiêu hoá thức ăn và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh.

3. Vận chuyển vật chất nhờ biến dạng màng tế bào

Thực bào: là phương thức của tế bào động vật dùng để “ăn” các tế bào vi khuẩn, các mảnh vỡ tế bào cũng như các hợp chất có kích thước lớn.

– Cơ chế hoạt động: Màng tế bào lõm vào để bao bọc lấy đối tượng, nuốt hẳn đối tượng vào bên trong tế bào sau đó đối tượng được bao bọc bởi một lớp màng riêng thì liên kết với lizoxom và bị enzim phân hủy

Ẩm bào: là quá trình vận chuyển các giọt nhỏ dịch ngoại bào vào trong tế bào.

– Quá trình ẩm bào: màng sinh chất lõm vào bao bọc lấy giọt dịch rồi đưa vào tế bào.

Xuất bào: là hình thức vận chuyển các chất có kích thước lớn ra khỏi tế bào

– Quá trình ẩm bào:

+ Các chất có kích thước lớn cần đưa ra khỏi tế bào được bao bọc trong túi vận chuyển

+ Túi này liên kết với màng tế bào đẩy các chất thải ra bên ngoài

>>> Xem trọn bộ: Sơ đồ tư duy Sinh 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Vẽ sơ đồ tư duy Sinh 10 Bài 10: Trao đổi chất qua màng tế bào trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 29/08/2022 - Cập nhật : 24/09/2022