logo

Sơ đồ tư duy Hóa 12 chương 1

Hệ thống lý thuyết Hóa 12 qua Sơ đồ tư duy Hóa 12 chương 1 chi tiết, đầy đủ nhất. Tổng hợp loạt bài hướng dẫn lập Sơ đồ tư duy Hóa 12 hay, ngắn gọn


A. Sơ đồ tư duy hóa 12 chương 1 – este và lipit

1. Sơ đồ tư duy hóa 12 chương 1 ngắn gọn

 Sơ đồ tư duy Hóa 12 chương 1

2. Sơ đồ tư duy hóa 12 chương 1 chi tiết

Sơ đồ tư duy Hóa 12 chương 1 (ảnh 2)

3. Sơ đồ tư duy este

Sơ đồ tư duy Hóa 12 chương 1 (ảnh 3)

Sơ đồ tư duy Hóa 12 chương 1 (ảnh 4)

5. Sơ đồ tư duy lipit

Sơ đồ tư duy Hóa 12 chương 1 (ảnh 5)


B. Tóm tắt lý thuyết hóa 12 chương 1 este - lipit

I. ESTE

1. Định nghĩa:

Este là dẫn xuất của axit hữu cơ khi thay nhóm OH bởi nhóm OR.

R’-CO-OH => R’-CO-OR (R là gốc hiđrocacbon)

2. Danh pháp: 

Tên este = gốc hiđrocacbon của ancol + gốc axit tương ứng.

Ví dụ: CH3-COO-CH2-CH3 : Etyl axetat

HCOO-CH=CH2 : Vinyl fomat

CH3-CH2-HCOO-C6H5 : Phenyl propionat

3. Phân loại:

A. Este đơn chức : R-COO-R’ (R có thể là H hay gốc hiđrocacbon)

B. Este đa chức : (RCOO)nR’ hay R(COOR’)n.

4. Lý tính: Este là chất lỏng không màu, mùi thơm hoa quả, không tan trong nước, tan tốt trong dung môi hữu cơ.

5. Hóa tính:

A. Phản ứng thuỷ phân: Este + H2 Axit  + Ancol

Ví dụ: CH3COOC2H5 +  H2O ⇌ CH3COOH + C2H5OH

(HCOO)2C2H4 + 2H2O ⇌ 2HCOOH + C2H4(OH)2

CH2OOC-COOCH3 + 2H2O ⇌ HOOC-COOH + 2CH3OH

B. Phản ứng xà phòng hoá: Este + dd kiềm => Muối + Ancol

Ví dụ: CH3COOC2H5 + KOH => CH3COOK + C2H5OH

Chú ý: HCOO-CH=CH2 + KOH => HCOOK  CH3CHO

(CH3COO)2CH2 + 2KOH => 2CH3COOK + HCHO + H2O

CH3COO-C6H5 + 2KOH => CH3COOK + C6H5OK + H2O

6. Điều chế:

A. Từ axit và ancol:

Ví dụ: CH3COOH + C2H5OH ⇌ CH3COOC2H5 + H2O

B. Từ axit và hiđrocacbon không no:

Ví dụ: CH3COOH + CH  CH => CH3COO-CH=CH2

II. LIPIT

1. Lipit bao gồm các loại: chất béo, sáp, steroit, photphorit...

2. Chất béo còn gọi là glixerit, là trieste của axit béo với glixerol. Axit béo là những axit hữu cơ đơn chức mạch thẳng có tổng số nguyên từ cacbon là số chẵn. 

CTCT của chất béo: 

R-COO-CH2

R’-COO-CH

R’’-COO-CH2

4. Tên gọi của chất béo: Trong ví dụ trên, nếu R  R’  R”  C17H35 thì có tên là: glyxeryl tristearat hay tristearin

5. Lý tính: Chất béo không tan và nhẹ hơn nước, ở nhiệt độ thường:

+ Nếu R, R’, R” là gốc hiđrocacbon no thì chất béo ở thể rắn (mỡ ăn).

+ Nếu R, R’, R” là gốc hiđrocacbon không no thì chất béo ở thể lỏng (dầu ăn).

6. Hoá tính: tương tự este.

A. Phản ứng thuỷ phân:

Chất béo + H2  Axit béo + Glixerol

Ví dụ:

(C17H35COO)3C3H5 + 3H2O ⇌ 3C17H35COOH + C3H5(OH)3

B. Phản ứng xà phòng hoá:

Chất béo + Dd kiềm => Muối + Glixerol

Ví dụ:

(C17H33COO)3C3H5 + 3KOH => 3C17H33COOK + C3H5(OH)3

C. Hiđro hóa chất béo lỏng

Ví dụ: (C17H33COO)3C3H5 + 3H2 => (C17H35COO)3C3H5

+ Chỉ số axit: số miligam KOH dùng để trung hoà 1g chất béo.

+ Chỉ số xà phòng hoá: số miligam KOH để tác dụng hết với 1g chất béo.

+ Chỉ số este hoá = chỉ số xà phòng hoá – chỉ số axit

III. CHẤT GIẶT RỬA

1. Xà phòng: là muối natri hay kali của axit panmitic hay axit stearic.

Điều chế:

(C17H35-COO)3C3H5 + 3NaOH => 3C17H35COONa + C3H5(OH)3

2. Chất giặt rửa tổng hợp: muối natri của axit ankylbenzen sunfònic.

Điều chế:

CH3-(CH2)11-C6H4-SO3H + Na2CO3---------> CH3-(CH2)11-C6H4-SO3Na


Trắc nghiệm hóa 12 chương 1 có đáp án đầy đủ

Các chú ý khi làm nhanh bài tập

- Nếu cho biết số mol O2 phản ứng ta nên áp dụng ĐLBTKL để tìm các đại lượng khác. nếu đề bài cho este đơn chức ta có: neste + nO2(pư) = nCO2 + 1/2nH2O

- Nắm chắc lí thuyết, các phương trình, các gốc hiđrocacbon thường gặp để không phải nháp nhiều.

- Đốt cháy este no luôn cho nCO2 = nH2O và ngược lại.

- Nếu đề cho hay từ đáp án suy ra este đơn chức thì trong phản ứng với NaOH thì số mol các chất luôn bằng nhau.

- Xà phòng hoá este đơn chức cho 2 muối và nước => este của phenol.

- Khi cho hh chất hữu cơ tác dụng với NaOH:

+ tạo số mol ancol bé hơn số mol NaOH => hh ban đầu gồm este và axit.

 Khi đó: nancol = neste;  nmuối = nNaOH(pư) = nhh

+ tạo số mol ancol lớn hơn số mol NaOH => hh ban đầu gồm este và ancol

Bài toán xác định các chỉ số của chất béo: chỉ số axit, chỉ số xà phòng hoá, chỉ số este, chỉ số iot...

Để làm các bài tập dạng này, cần nắm vững các  khái niệm sau:

1. Chỉ số axit (aaxit): là số mg KOH cần để trung hoà axit béo tự do có trong 1 gam chất béo

2. Chỉ số xà phòng hoá (axp): là số mg KOH cần để xà phòng hoá glixerit và trung hoà axit béo tự do có trong 1 g chất béo

3. Chỉ số este (aeste): là số mg KOH cần để xà phòng hoá glixerit của 1 gam chất béo

4. Chỉ số iot (aiot): là số gam iot có thể cộng vào nối đôi C=C của 100 gam chất béo

5. Chỉ số peoxit (apeoxit): là số gam iot được giải phóng từ KI bởi peoxit có trong 100 gam chất béo.

Bài 1: Cho este C3H6O2 xà phòng hoá bởi NaOH thu được muối có khối lượng bằng 41/37 khối lượng este. Tìm CTCT của este.

HD: RCOOR’

Suy luận: Do este đơn chức mà mmuối > meste nên gốc R’ < 23 nên CT este CH3COOCH3

Chi tiết: Ta có: Sơ đồ tư duy Hóa 12 chương 1 (ảnh 6) =>  (este đơn chức nên số mol các chất bằng nhau)

=> MRCOONa = Sơ đồ tư duy Hóa 12 chương 1 (ảnh 7) = 82   => R = 15  => R’ = 15

CT: CH3COOCH3

Bài 2: Tìm CTCT của este C4H8O2 biết rằng khi tác dụng hết với Ca(OH)2 thu được muối có khối lượng lớn hơn khối lượng của este.

HD: 2RCOOR’ + Ca(OH)2 →  (RCOO)2Ca  +  2R’(OH)

            a                        →            a/2

bài ra ta có: (2R + 88 +40)a/2  > (R + R’ + 44)a     =>  R’ < 20   (-CH3)

CTCT: CH3CH2COOCH3

Bài 3: Cho vào bình kín (có V = 500 ml) 2,64 gam một este A hai lần este rồi đem nung nóng bình đến 273˚C cho đến khi toàn bộ este hóa hơi thì áp suất trong bình lúc này là 1,792 atm. Xác đ ịnh CTPT

của A

HD:  => 12x+y = 68   =>  C5H8O4

Bài 4:  Đun nóng 0,1 mol chất hữu cơ X với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được 13,4 gam muối của một axit hữu cơ Y và 9,2 gam một rượu. Cho rượu bay hơi 127°C và 600 mmHg thu được một thể tích 8,32 lít. CTCT của X là:

C2H5OOC COOC2H5  B. CH3OOC-COOC2H5

CH3OOC-CH2-COOC2H5 D. C2H5OOC CH2 COOC2H5

HD:

nrượu = 0,2  => Mrượu = 46  => C2H5OH

nrượu = 2 nnên este phải là este của axit hai chức và rượu đơn chức có dạng: R(COOC2H5)2 

R(COOC2H )2  + 2NaOH   2C2H5OH + R(COONa)2

                           0,2          0,1

Mmuối = 134  => R = 0   =>  A

Bài 5: Cho các chất HCOOCH3; CH3COOH; CH3COOCH=CH2; HCOONH4; CH3COOC(CH3)=CH2; CH3COOC2H5; HCOOCH2-CH=CH2. Khi cho các chất trên tác dụng với dd NaOH thu được sản phẩm có khả năng tác dụng với dd AgNO3/NH3. Số chất thoả mãn điều kiện trên là:                                       

A. 3                       

B. 4                            

C. 5   

D. 6

HD: HCOOCH3; CH3COOCH=CH2; HCOONH4; HCOOCH2-CH=CH2

Bài 6:  Cho 12,9g một este đơn chức, mạch hở tác dụng hết với 150ml dd KOH 1M. Sau phản ứng thu được một muối và anđehit. Số CTCT của este thoả mãn tính chất trên là:

A. 1

B. 2                                

C. 3                             

D. 4

HD: HCOOCH=CH-CH3  và CH3COOCH=CH2

Bài 7:  Hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O mạch thẳng có phân tử khối là 146. X không tác dụng Na. Lấy 14,6g X tác dụng 100ml dd NaOH 2M thu được 1 muối và 1 rượu. CTCT X là:

A. C2H4(COOCH3)2

B. (CH3COO)2C2H4        

C. (C2H5COO)2        

D. A và B đúng

HD    nX:nNaOH = 1:2  =>CT  X: R(COOR’)2 hoặc (RCOO)2R’

TH1: R + 2R’ = 58    => R = 28 (-C2H4) và R’ = 15 (-CH3)

TH2: 2R + R’ = 58    => R’ = 28 (-C2H4) và R = 15 (-CH3)

Bài 8:  Cho 21,8 gam chất hữu cơ A chỉ chứa 1 loại nhóm chức tác dụng với 1 lít dung dịch NaOH 0,5M thu được 24,6 gam muối và 0,1 mol rượu. Lượng NaOH dư có thể trung hòa hết 0,5 lít dung dịch HCl 0,4M. Công thức cấu tạo thu gọn của A là:

HD:Theo bài ra => (RCOO)3R’

Theo pt => nmuối = 0,3

⇒ Mmuối = 24,6/0,3 = 82⇒ MRCOONa = 82 =>R = 15

⇒ MA = 21,8/0,1= 218

⇒ 3(15 + 44) + R’ = 218⇒ R’ = 41

⇒ CT của este là: (CH3COO)3C3H5

Bài 9:  X là một chất hữu cơ đơn chức có M = 88. Nếu đem đun 2,2 gam X với dung dịch NaOH dư, thu được 2,75 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của chất nào sau đây phù hợp với X:

A. HCOOCH2CH2CH3.

B. CH3CH2CH2COOH.

C. C2H5COOCH3.                                    

D. HCOOCH(CH3)2.

* Nhận xét: Với lập luận X là chất hữu cơ no, đơn chức, phản ứng với dung dịch NaOH nên X là axit hoặc este (loại khả năng là phenol vì Mphenol ≥ 94 > 88 (MC6H5OH = 94)).

Bài 10:  Đun 20,4 gam một hợp chất hữu cơ đơn chức A với 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được muối B và hợp chất hữu cơ C. Khi cho C tác dụng với Na dư cho 2,24 lít khí H 2 (đktc). Biết rằng khi đun nóng muối B với NaOH (xt CaO, t˚) thu được khí K có tỉ khối đối với O2 bằng 0,5. C là hợp chất đơn chức khi bị oxi hóa bởi CuO (t˚) cho sản phẩm D không phản ứng với dung dịch AgNO3 /NH3 dư

CTCT của A là:

A. CH3COOCH2CH2CH3

B. CH3COOCH(CH3)CH3

C. HCOOCH(CH3)CH3

D. CH3COOCH2CH3

Sau phản ứng giữa A và NaOH thu được dung dịch F. Cô cạn F được m(g) hỗn hợp chất rắn. Tính m.

HD:  a. Suy luận:

MK = 16 là CH4 nên axit tạo este là CH3COOH ⇒ este có dạng CH3COOR’

D không phản ứng với dung dịch AgNO3 /NH3 dư => D là xeton  

=> câu B

Chi tiết: ⇒ este có dạng CH3COOR

Vì este đơn chức: neste = nrượu = 2nH 2 = 0,2

=> 15+44+R’ = 102    => R’ = 43 ( -C3H7)

D không phản ứng với dung dịch AgNO3 /NH3 dư => D là xeton  

=> câu B

m = mCH3COONa + mNaOH dư = 20,4

Bài 11:  Hợp chất  hữu cơ X có thành phần C, H, O và chỉ chứa 1 nhóm chức trong phân tử. Đun nóng X với NaOH thì được X1 có thành phần C, H, O, Na và X2 có thành phần C, H, O. MX1 = 82%MX; X2 không tác dụng Na, không cho phản ứng tráng gương. Đốt 1 thể tích X2 thu được 3 thể tích CO2 cùng điều kiện. Tìm CTCT X

HD: Dễ dàng nhận ra X là este.

Theo bài ra thấy X2 là xeton và có 3C: CH3-CO-CH3

⇒ X: RCOO-C(CH3)=CH2 ; X1: RCOONa

Có: R + 67 = 0,82(R + 85) => R = 15

Vậy X: CH3-COO-C(CH3)=CH2

Bài 12:  Hỗn hợp X có khối lượng m(g) chứa một axit đơn chức no Y và một rượu đơn chức no Z cùng số nguyên tử cacbon với Y. Chia hh X thành 3 phần bằng nhau.

Phần 1: Cho tác dụng với Na dư thu được 2,8 lít H2 (đktc)

Phần 2: Đem đốt cháy hoàn toàn được 22g CO2 và 10,8g H2O

  1. XĐ CTPT của Y và Z.

  2. Tìm m

  3. Đun nóng phần 3 với H2SO4 đặc thu được 7,04g este. Tính hiệu suất phản ứng este hoá.

HD : nCO2 = 0,5 ;  nH2O = 0,6

Do axit và ancol đơn chức nên :  nX = 2nH2 = 0,25 

⇒ số nguyên tử C : = nCO2/nhh = 0,5/0,25 = 2

CH3COOH và C2H5OH

Có : nrượu = nH2O – nCO2 = 0,1 (do axit no thì nCO2 = nH2O)

⇒ naxit = 0,15 => m = 13,6g

h = 80%

Bài 13:  Thực hiện phản ứng xà phòng hoá chất hữu cơ X đơn chức với dung dịch NaOH thu được một muối Y và ancol Z. Đốt cháy hoàn toàn 2,07 gam Z cần 3,024 lít O2 (đktc) thu được lượng CO2 nhiều hơn khối lượng nước là 1,53 gam. Nung Y với vôi tôi xút thu được khí T có tỉ khối so với không khí bằng 1,03. CTCT của X là:

A. C2H5COOCH3

B. CH3COOC2H5

C. C2H5COOC3H7     

D. C2H5COOC2H5

Giải :

- Theo đề bài: X đơn chức, tác dụng với NaOH sinh ra muối và ancol ⇒ X là este đơn chức: RCOOR’.

Mặt khác: mX + mO2  = mCO2+ mH2O ⇒ 44.nCO2 + 18.nH2O = 2,07 + (3,024/22,4).32 = 6,39 gam

Và  44.nCO2 - 18. nH2O = 1,53 gam ⇒ nCO2 = 0,09 mol ; nH2O = 0,135 mol

nH2O> nCO2 ⇒ Z là ancol no, đơn chức, mạch hở có công thức:  CnH2n+1OH (n ≥ 1)

nZ = nH2O – nCO2   => MZ = 46  (C2H5OH)

MT = 30  => C2H6   đáp án D

Bài 14:  Hỗn hợp X gồm 2 chất A, B mạch hở, đều chứa các nguyên tố C, H, O và đều không tác dụng Na. Cho 10,7g hh X tác dụng vừa đủ NaOH rồi cô cạn sản phẩm thu được phần rắn gồm 2 muối natri của 2 axít đơn chức no đồng đẳng liên tiếp và phần hơi bay ra chỉ có một rượu E duy nhất. Cho E tác dụng với Na dư thu được 1,12lít H2 (đktc). Oxi hoá E bằng CuO đun nóng và cho sản phẩm có thể tham gia phản ứng tráng gương.

  1. Tìm CTCT của E biết dE/KK = 2

  2. Tìm CTCT A, B biết MA < MB

HD: a. ME = 58   => E: C3H6O  : CH2=CH-CH2OH  (rượu allylic)

Theo bài ra A, B là 2 este đơn chức, đồng đẳng liên tiếp: Sơ đồ tư duy Hóa 12 chương 1 (ảnh 8)COOC3H5

nX = nrượu = 2nH2 = 0,1    => MX = 107     => Sơ đồ tư duy Hóa 12 chương 1 (ảnh 8)  = 22

A: CH3COOCH2-CH=CH2

B: C2H5COOCH2-CH=CH2

Bài 15:  Hỗn hợp A gồm 2 chất hữu cơ X, Y đều no, đơn chức và tác dụng với NaOH (MX > MY). Tỉ khối hơi của A so với H2 là 35,6. Cho A td hoàn toàn với dd NaOH thấy hết 4g NaOH, thu được 1 rượu đơn chức và hh 2 muối của 2 axit đơn chức. Cho toàn bộ lượng rượu thu được td với Na dư được 672 ml H2 (đktc). Tìm CTPT X, Y.

HD:  nA = nNaOH = 0,1  ; nrượu = 2nH2 = 0,06

Ta thấy X, Y đơn chức mà nrượu < nNaOH nên hh A gồm: X là axit (CxH2xO2) và Y là este (CyH2yO2)

nY = nrượu = 0,06    => nX = 0,1 – 0,06 = 0,04

mA = 71,2. 0,1 = 7,12 = (14x + 32)0,04 + (14y + 32)0,06

0,56x + 0,84y = 3,92

Với x>y  2   => x = 4, y = 2

CTPT: C4H8O2 và C2H4O2

Bài 16:  Khi thuỷ phân este A (không tác dụng Na, có cấu tạo mạch thảng dài) trong môi trường axit vô cơ được 2 chất hữu cơ B và C. Đun 4,04g A với dd chứa 0,05 mol NaOH được 2 chất B và D. Cho biết MD = MC + 44. Lượng NaOH còn dư được trung hoà bởi 100ml dd HCl 0,1M. Đun 3,68g B với H2SO4 đặc, 170oC với hiệu suất 75% được 1,344 lit olêfin (đktc). Tìm CTCT A.

HD: nNaOH dư = 0,01    => nNaOH pư A = 0,04

dễ dàng tìm được B: C2H5OH

Suy luận:C là axit ; D là muối natri

mặt khác MD = MC + 44  => axit 2 chức   => nA = ½ nNaOH = 0,02

MA = 202  => R = 56 (-C4H8)

A: C4H8(COOC2H5)2

chi tiết : C: R(COOH)x    ;  D: R(COONa)x

 ⇒ 67x – 45x = 44 => x =  2

⇒ A: R(COOC2H5)2

R(COOC2H5)2 +  2 NaOH

       0,02               0,04

MA = 202  => R = 56 (-C4H8)

A: C4H8(COOC2H5)2

Bài 17:  Đốt cháy hoàn toàn 6,8 gam một este A no đơn chức chứa vòng benzen thu được CO2 và H2O . Hấp thụ toàn bộ sản phẩm này vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 lấy dư thấy khối lượng bình tăng 21,2 gam đồng thời có 40 gam kết tủa. Xác định CTPT, CTCT có thể có của A

A. 2

B. 3                                        

C. 4                                       

D. 5

HD: Tìm CTĐG: Dễ dàng tìm được CTPT C8H8O2

4CTCT: phenyl axetat;  3 đp: o, m, p -metyl phenyl fomat

Bài 18:  Hỗn hợp X gồm 1 ancol no, đơn chức và 1 axit no, đơn chức mạch hở. Chia X thành 2 phần bằng nhau.

- Đốt cháy hoàn toàn phần 1 sản phẩm thu được cho qua bình nước vôi trong dư thấy có 30g kết tủa.

- Phần 2 được este hoá hoàn toàn vừa đủ thu được 1 este, đốt cháy este này thu được khối lượng H2O là:

A. 1,8g

B. 3,6g                          

C. 5,4g                        

D. 7,2g

HD:

Suy luận: Ta thấy số C trong este bằng tổng C trong axit và ancol => Khí đốt este và hh (axit, ancol) thì thu được CO2 như nhau.

Mặt khác đốt este no, đơn chức có nH2O = nCO2 = 0,3

Chi tiết:

CnH2n+1OH  nCO2

CmH2m+1COOH (m+1)CO2

CmH2m+1COOCnH2n+1 (n+m+1) H2O

phản ứng vừa đủ => nax = nancol = x    => nCO2 = (n+m+1)x = 0,3

Đốt este: nH2O = (n+m+1)x = 0,3   => C

Bài 19:  Thuỷ phân hoàn toàn m gam este X đơn chức bằng NaOH thu được muối hữu cơ A và ancol B. Cho B vào bình Na dư thấy khối lượng bình tăng 3,1g và có 1,12 lít khí (đktc) thoát ra. Mặt khác cũng cho m gam este X phản ứng vừa đủ 16g brom thu được sản phẩm chứa 35,1% brom theo khối lượng. CTCT của X:

A. C15H33COOCH3

B. C17H33COOCH3  

C. C17H31COOCH3

D. C17H33COOC2H5

Sơ đồ tư duy Hóa 12 chương 1 (ảnh 9)

Bài 20:  Một este đơn chức E có dE/O2 = 2,685. Khi cho 17,2g E tác dụng với 150ml dd NaOH 2M sau đó cô cạn được 17,6g chất rắn khan và 1 ancol. Tên gọi của E là:

A. Vinyl axetat     

B. anlyl axetat                 

C. Vinyl fomiat              

D. Anlyl fomiat

HD: nNaOH pư = nE = 0,2

=> mmuối = 17,6 – 40(0,3-0,2) = 13,6   => R = 1   => R’ = 41

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 24/10/2022