Câu hỏi: Sơ đồ tư duy Chương Khúc xạ ánh sáng
Lời giải:
Cùng Top lời giải ôn lại lý thuyết về chương Khúc xạ ánh sáng và luyện tập thêm nhé!
- Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương (gãy) của các tia sáng khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.
- Định luật khúc xạ ánh sáng
+ Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới (tạo bởi tia tới và pháp tuyến) và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới.
+ Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sini) và sin góc khúc xạ (sinr) luôn không đổi:
- Chiết suất tuyệt đối (thường gọi tắt là chiết suất) của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân không.
- Hệ thức giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối:
Chú ý:
- Hệ thức giữa chiết suất tỉ đối và vận tốc truyền ánh sáng trong các môi trường:
- Chiết suất của một môi trường:
c = 3.108 m/s là vận tốc ánh sáng trong chân không.
- Biểu thức khác của định luật khúc xạ ánh sáng: n1sini = n2sinr
- Ánh sáng truyền đi theo đường nào thì cũng truyền ngược lại theo đường đó:
- Góc giới hạn phản xạ toàn phần
- Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Khi có phản xạ toàn phần thì không có tia khúc xạ.
- Điều kiện để có phản xạ toàn phần
+ Ánh sáng truyền từ một môi trường tới môi trường chiết quang kém hơn: n2 < n1
+ Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn: i ≥ igh
Bài 1: Chọn câu không đúng. Khi hiện tượng khúc xạ ánh sáng từ không khí vào nước thì.
A. Góc tới i lớn hơn góc khúc xạ r.
B. Góc tới i bé hơn góc khúc xạ r.
C. Góc tới i đồng biến góc khúc xạ r.
D. Tỉ số sini với sinr là không đổi.
Bài 2: Với một tia sáng đơn sắc, chiết suất tuyệt đối của nước là n1, của thuỷ tinh là n2. Chiết suất tỉ đối của nước đối với thuỷ tinh là
A. n12 = n1/n2.
B. n12 = n2/n1.
C. n21 = n2 – n1.
D. n12 = n1 – n2.
Bài 3: Một cái cọc cắm thẳng đứng trên sông, nửa bên trong nửa bên ngoài nước. Một cái cọc khác cùng chiều dài được cắm thẳng đứng trên bờ. Bóng của cọc cắm thẳng đứng dưới sông sẽ
A. Dài hơn bóng của cọc cắm trên bờ.
B. Bằng với bóng của cọc cắm trên bờ.
C. Ngắn hơn bóng của cọc cắm trên bờ.
D. Ngắn hơn bóng của cọc cắm trên bờ nếu Mặt Trời lên cao và dài hơn bóng của cọc cắm trên bờ nếu Mặt Trời xuống thấp.
Bài 4: Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra với hai điều kiện là:
A. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần.
B. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần.
C. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và góc tới nhỏ hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần.
D. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và góc tới nhỏ hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần.
Bài 5: Khi nhìn một hòn sỏi trong chậu nước, ta thấy hòn sỏi như được “nâng lên”. Hiện tượng này liên quan đến
A. Sự truyền thẳng của ánh sáng.
B. Sự khúc xạ của ánh sáng.
C. Sự phản xạ của ánh sáng.
D. Khả năng quan sát của mắt người.
Bài 6: Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó so với
A. Chính nó.
B. Chân không.
C. Không khí.
D. Nước.
Bài 7: Cho ba môi trường trong suốt là nước (có chiết suất là 1,33), thủy tinh crao (có chiết suất là 1,53) và kim cương (có chiết suất là 2,41). Hiện tượng phản xạ toàn phần không thể xảy ra khi tia sáng truyền xiên góc từ
A. Thủy tinh crao sang kim cương.
B. Kim cương sang thủy tinh crao.
C. Thủy tinh crao sang nước.
D. Kim cương sang nước.
Bài 8: Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn thì
A. Không thể có hiện tượng phản xạ toàn phần.
B. Có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
C. Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn nhất.
D. Luôn luôn xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
Bài 9: Hoàn thành câu phát biểu sau: “ Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng bị …… tại mặt phân cách giữa hai môi trường”
A. Gãy khúc.
B. Uốn cong.
C. Dừng lại.
D. Quay trở lại.
Bài 10: Theo định luật khúc xạ thì
A. Tia khúc xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng.
B. Góc khúc xạ bao giờ cũng khác 0.
C. Góc tới tăng bao nhiêu lần thì góc khúc xạ tăng bấy nhiêu lần.
D. Góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.