logo

Sơ đồ tư duy bài Chữ người tử tù

Sơ đồ tư duy Chữ người tử tù sẽ tổng hợp một cách ngắn gọn và đầy đủ những giá trị chính của tác phẩm. Đây được xem là một trong những tác phẩm đánh dấu nổi bật nhất thành công của Nguyễn Tuân trong sự nghiệp văn chương đồ sộ của mình. Với phần trình bày sơ đồ dưới đây, Toploigiai hy vọng bạn sẽ nắm chắc phần kiến thức nền tảng của bài và phát triển ý thành những bài văn xuất sắc nhé.


I. Tìm hiểu chung để làm sơ đồ tư duy Chữ người tử tù

1. Tác giả

- Nguyễn Tuân (1910-1987) xuất thân trong một gia đình nhà Nho.

Sơ đồ tư duy bài Chữ người tử tù lớp 11 ngắn gọn nhất

Tác giả Nguyễn Tuân

- Ông học hết bậc thành chung và sau đó đã viết văn và làm báo với sở trường tùy bút, bút ký.

- Nguyễn Tuân - người nghệ sĩ suốt đời đi tìm kiếm cái đẹp, sự toàn mỹ mang phong cách uyên bác, tài hoa.

- Những tác phẩm tiêu biểu: Vang bóng một thời, Tùy bút sông Đà, Một chuyến đi, Thiếu quê hương.

2. Tác phẩm

- Lúc đầu tác phẩm có tên là Dòng chữ cuối cùng và được in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn. Về sau được in trong tập Vang bóng một thời.

- Bố cục: 

+ Phần 1 (Từ đầu cho đến để mai ta dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu): cuộc trò chuyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại về Huấn Cao cùng tâm trạng của viên quản ngục.

+ Phần 2 (tiếp theo cho đến thiếu một chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ): cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Huấn Cao - viên quản ngục và cách đối xử đặc biệt của viên quản ngục dành cho Huấn Cao.

+ Phần 3 (phần còn lại): Cảnh cho chữ vô tiền khoáng hậu.


II. Tìm hiểu chi tiết sơ đồ tư duy Chữ người tử tù

Sơ đồ tư duy bài Chữ người tử tù lớp 11 ngắn gọn nhất (ảnh 2)

Sơ đồ tư duy Chữ người tử tù

1. Tình huống truyện

- Tình huống truyện đặc sắc, độc đáo khi sắp đặt cuộc gặp gỡ định mệnh giữa hai hình tượng nhân vật Huấn Cao và Quản ngục, hai nhân vật hoàn toàn đối lập nhau trên bình diện xã hội.

- Một bên là kẻ tử tù và một bên đại diện cho pháp luật, áp chế nhưng bỗng trở thành tri âm, tri kỷ.

=> Tác dụng: thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính truyện.

2. Hình tượng nhân vật Huấn Cao

- Tài viết chữ đẹp, tài bẻ khóa vượt ngục.

- Là một huyền thoại của nhân dân vùng tỉnh Sơn.

- Là người anh hùng khí chất, chính trực, phong thái hiên ngang, tinh thần yêu tự do, phóng khoáng.

- Trọng người biết yêu và thưởng thức cái đẹp.

=> Ông mang cái tài đầy tính văn hóa, nghệ sĩ, sự tài hoa toát ra từ một con người thanh tao hiếm khó. Người có thiên lương trong sáng như một đấng hào kiệt được tác giả lý tưởng hóa với sự hoàn mỹ nhất.

3. Nhân vật viên quản ngục

- Khao khát mong muốn “được treo ở nhà riêng một đôi câu đối”.

- Vì khao khát mà sẵn sàng “biệt đãi” với Huấn Cao bất chấp cho sự nguy hại về tính mạng của mình.

- Bị Huấn Cao xua đuổi nhưng cũng không hề trách mắng mà thậm chí còn đem vào đồ ăn hợm hĩnh hơn trước.

⇒ Vẻ đẹp tâm hồn cao quý và tình yêu cái đẹp đã là tiền đề kết nối hai phía đối lập lại với nhau và làm nên cảnh tượng vô tiền khoáng hậu xưa nay chưa từng có ⇒ chứng minh rằng cái đẹp, cái thiện sẽ luôn thắng cái ác, cái xấu dù trong hoàn cảnh nào.

4. Cảnh cho chữ

- Thời gian: Cảnh cho chữ diễn ra tự nhiên vào thời gian giữa đêm (khác với những nơi cho chữ sáng sủa thường thấy) nhưng đó lại là thời gian cuối cùng của con người tài hoa bạc mệnh ấy.

- Không gian: Cảnh cho chữ diễn ra thiêng liêng nơi u ám của ngục tối. Bối cảnh khắc họa trên nền đất ẩm thấp, mùi hôi của dán, chuột…

- Người cho chữ bây giờ lại ở vị trí là một kẻ tử tù nhưng oai phong trong tư thế ban ân huệ cuối cùng của đời mình cho người khác. Kẻ xin chữ là người có quyền hành hơn nhưng lại trở thành kẻ cúi đầu mang ơn.

Sơ đồ tư duy bài Chữ người tử tù lớp 11 ngắn gọn nhất (ảnh 3)

Hình ảnh cảnh cho chữ trong tù

=> Ngợi ca tấm lòng thiện lương của hai Huấn Cao và viên quản ngục, ngợi ca sự chiến thắng của cái đẹp đối với cái xấu xa, tàn bạo, u ám nhất. Một lần nữa khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của Huấn Cao và từ đó thể hiện quan niệm thẩm mĩ của tác giả


III. Tổng kết sơ đồ tư duy Chữ người tử tù

1. Giá trị nội dung

- Khắc họa lý tưởng hóa nhân vật Huấn Cao, một người nghệ sĩ tài hoa có thiên lương trong sáng, tôn vinh cái đẹp, luôn hướng đến sự hoàn mỹ, cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống.

2. Giá trị nghệ thuật

- Tình huống truyện độc đáo.

- Thủ pháp đối lập đỉnh cao.

- Ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính gợi hình, gợi cảm.

 

Sơ đồ tư duy Chữ người tử tù khái quát quát những nội dung chính và những giá trị ý nghĩa nhất của tác phẩm để bạn đọc dễ nắm bài. Một tác phẩm hay sẽ cho ta cái nhìn toàn vẹn khi chính bản thân mình có cách học bài khoa học và đúng đắn nhất để lĩnh hội điều đó. Toploigiai sẽ đồng hành nhiều hơn cùng bạn qua các bài sơ đồ tư duy tại app học tập của Top nhé.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 20/10/2022