logo

Sơ đồ tư duy 6 cặp phạm trù

icon_facebook

Câu hỏi: Sơ đồ tư duy 6 cặp phạm trù

Lời giải:

Sơ đồ tư duy 6 cặp phạm trù

CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

1. Cái chung và cái riêng

Cái riêng và cái chung: Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình.

Ví dụ: mỗi con người là một thực thể riêng biệt, phân tích kỹ bên trong mỗi con người đều có những điểm chung như đều có khối óc có thể điều khiển được hành vi của mình và trái tim cảm nhận được thế giới xung quanh.

2. Nguyên nhân và kết quả

Nguyên nhân và kết quả: Nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả, nguyên nhân như thế nào sẽ sinh ra kết quả như thế ấy.

- Ý nghĩa phương pháp luận: Trong nhận thức và thực tiễn, cần phải:

+ Không được phủ nhận quan hệ nhân – quả

+ Không thể tồn tại những sự vật, hiện tượng hay quá trình biến đổi không có nguyên nhân và ngược lại không có nguyên nhân nào không dẫn tới những kết quả nhất định

+ Xác định chính xác nguyên nhân

+ Cần có cái nhìn toàn diện và lịch sử - cụ thể khi giải quyết vấn đề

Ví dụ: Gieo nhân nào thì gặt quả nấy.

3. Tất nhiên và ngẫu nhiên

Tất nhiên và ngẫu nhiên: Tất nhiên vạch ra đường đi cho mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên, tất nhiên quy định ngẫu nhiên, đồng thời, ngẫu nhiên bổ sung cho tất nhiên. Do vậy trong thực tế phải căn cứ vào cái tất nhiên, chứ không phải căn cứ vào cái ngẫu nhiên, nhưng cũng không được bỏ qua cái ngẫu nhiên, không tách rời cái tất nhiên ra khỏi cái ngẫu nhiên.

- Ý nghĩa phương pháp luận: Trong nhận thức và thực tiễn, cần phải:

+ Trong học tập, nghiên cứu, ta cần dựa vào cái tất nhiên chứ không thể dựa vào cái ngẫu nhiên. Vì cái tất nhiên vạch ra khuynh hướng, chi phối sự phát triển của sự vật.

+ Tuy nhiên cái ngẫu nhiên có ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật, nên không thể bỏ qua cái ngẫu nhiên.

+ Cái ngẫu nhiên cũng không tồn tại thuần túy mà bao giờ cũng là hình thức trong đó ẩn nấp cái tất nhiên, nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn ta phải chú ý tìm ra cái tất nhiên ẩn giấu đằng sau cái ngẫu nhiên.

4. Nội dung và hình thức

Nội dung và hình thức: Nội dung và hình thức có mối liên hệ thống nhất, gắn bó chặt chẽ lẫn nhau. Không có nội dung nào mà lại không có hình thức, cũng không có một hình thức nào lại không chứa nội dung. Nội dung quyết định hình thức và hình thức cũng tác động trở lại đối với nội dung. Hình thức phù hợp sẽ thúc đẩy nội dung phát triển và ngược lại.

- Ý nghĩa của phương pháp luận

+ Không tách rời nội dung với hình thức.

+ Cần căn cứ trước hết vào nội dung để xét đoán sự vật.

+ Phải theo dõi sát mối quan hệ giữa nội dung và hình thức.

+ Cần sáng tạo lựa chọn các hình thức của sự vật.

Ví dụ: Nội dung một quyển sách như thế nào thì mới quyết định phải làm trang bìa như thế nào, nếu như nội dung vui nhộn nhưng trang bìa có cách bố trí tiêu đề và màu bìa là gam màu buồn thì không thể tạo sự hứng khởi cho người đọc quyết định đọc quyển sách đó.

5. Bản chất và hiện tượng

Bản chất và hiện tượng: Bản chất bao giờ cũng biểu hiện ra thành những hiện tượng nhất định, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của một bản chất nhất định. Bản chất quyết định hiện tượng, bản chất như thế nào thì hiện tượng sẽ như thế ấy.

- Ý nghĩa phương pháp luận 

+ Phải xuất phát từ “cái riêng” để tìm “cái chung”.

+ Cần nghiên cứu cải biến “cái chung” khi áp dụng “cái chung” vào từng trường hợp “cái riêng”.

+ Không được lảng tránh giải quyết những vấn đề chung khi giải quyết những vấn đề riêng.

+ Khi cần thiết, cần tạo điều kiện cho “cái đơn nhất” biến thành “cái chung” và ngược lại.

Ví dụ: bản chất của nước là chất lỏng được thể hiện bằng hiện tượng

6. Khả năng và hiện thực

Khả năng và hiện thực: Khả năng và hiện thực tồn tại thống nhất, không tách rời nhau và luôn chuyển hóa lẫn nhau; khả năng trong những điều kiện nhất định sẽ biến thành hiện thực. Vì thế mà trong thực nhận thức và thực tiễn cần dựa vào hiện thực và để khả năng biến thành hiện thực cần phát huy tối đa tính năng động chủ quan của con người trong nhận thức và thực tiễn.

- Ý nghĩa phương pháp luận

+ Trong hoạt động thực tiễn, phải dựa vào thực tế nhưng cũng cần tính đến các khả năng.

+ Thực hiện quy trình, cách thức xác định các khả năng trong thực tiễn.

+ Tiến hành lựa chọn và thực hiện các khả năng.

Ví dụ: Trước mắt, là giấy, bút và thước kẻ là hiện thực thì khả năng có thể tạo ra hộp đựng quà.


Lý luận nhận thức duy vật biện chứng là nhận thức và thực tiễn

Thực tiễn là hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử và xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

Thực tiễn bao gồm hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã hội và hoạt động khoa học, trong đó, hoạt động sản xuất vật chất đóng vai trò quyết định, chi phối đối với các hoạt động còn lại. (Có tiền và tài sản rồi thì mới nghĩ đến chuyện đảm bảo ổn định an ninh xã hội và phát triển khoa học là tiền đề để tạo ra của cải, vật chất mới)

Nhận thức là quá trình phản án tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc của con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm tạo ra tri thức về thế giới khách quan đó. Nhận thức gồm nhận thức cảm tính (cảm giác, tri giác và biểu tượng) và nhận thức lý tính (khái niệm, phán đoán và suy lý)

Mối liên hệ giữa thực tiễn và nhận thức: Đối với nhận thức, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và tiêu chuẩn chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức. Thực tiễn là cơ sở và mục đích của nhận thức. Đồng thời, qua hoạt động thực tiễn đem lại cho con người những tài liệu cho nhận thức, giúp nhận thức nắm bắt được bản chất, quy luật vận động của thế giới.

icon-date
Xuất bản : 21/12/2021 - Cập nhật : 23/12/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads