logo

Sơ đồ hệ thống đánh lửa điện tử

Câu hỏi: Sơ đồ hệ thống đánh lửa điện tử

Trả lời:

Sơ đồ hệ thống đánh lửa điện tử

1. ắc quy; 2. khóa điện; 3. điện trở phụ; 4. công tắc khởi động; 5. biến áp đánh lửa: (cuộn dây sơ cấp W1, cuộn dây thứ cấp W2); 6. bộ chia điện; 7. buji; 8. tụ điện; 9. cam điều khiển tiếp điểm; 10. cần tiếp điểm động; 11. cần tiếp điểm tĩnh

Nguyên lý làm việc

Khi bật khóa điện (2), cam (9) ở vị trí thấp nhất, cặp tiếp điểm KK’ đóng:

Khi cam (9) quay ở vị trí cao làm mở tiếp điểm KK’ dòng điện sơ cấp qua cuộn dây W1 bị ngắt, từ tr­ờng do dòng sơ cấp gây nên trong biến áp đánh lửa bị mất đột ngột, do hiện t­ợng cảm ứng nên trong cuộn dây thứ cấp sinh ra một sức điện động cao áp, có hiệu điện thế từ 12.000V ¸ 24.000V. Điện cao áp này qua con quay chia điện và dây dẫn đến các buji đánh lửa (7) tạo ra tia lửa điện để đốt cháy hòa khí trong xylanh theo thứ tự nổ của động cơ (hình 4).

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Hệ thống đánh lửa điện tử dưới đây nhé.


1. Hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ như thế nào?

Hệ thống đánh lửa có 2 nhiệm vụ chính:

– Tạo ra dòng điện cao áp để có thể dễ dàng đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu – khí và phóng điện qua khe hở để đánh lửa bugi.

– Đốt cháy hòa khí một cách triệt để nhất, đồng thời tạo ra công suất lớn và góp phần giảm ô nhiễm môi trường.


2. Hệ thống đánh lửa trực tiếp

2.1. Khái quát về hệ thống đánh lửa trực tiếp

Trong hệ thống đánh lửa trực tiếp không sử dụng bộ chia điện, thay vào đó trog hệ thống đánh lửa trực tiếp sử dụng một bô bin cùng với một IC đánh lửa độc lập cho mỗi xy-lanh. Việc điều khiển thời điểm đánh lửa được thực hiện thông qua ECU của động cơ, ECU sẽ nhận được các tín hiệu từ các cảm biến khác nhau, tính toán thời điểm đánh lửa, truyền tín hiệu đánh lửa đến IC đánh lửa. Thời điểm đánh lửa được tính toán liên tục theo điều kiện của động cơ, dựa trên giá trị thời điểm đánh lửa tối ưu đã được lưu giữ trong ECU.

Sơ đồ hệ thống đánh lửa điện tử (ảnh 2)
Hình 7. Các bộ phận của hệ thống đánh lửa trực tiếp

a. Ưu điểm của hệ thống đánh lửa trưc tiếp

- So với điều khiển đánh lửa cơ học của các hệ thống thông thường thì phương pháp điều khiển bằng ESA có độ chính xác cao hơn và không cần phải đặt lại thời điểm đánh lửa. Kết quả là hệ thống này giúp cải thiện tiết kiệm nhiên liệu và tăng công suất phát ra.

- Dây cao áp ngắn hoặc không có dây cao áp nên giảm sự mất mát năng lượng.

- Không còn đầu chia nên không có khe hở giữa đầu chia và dây cao áp.

- Loại bỏ được những hư hỏng thường gặp do hiện tượng phóng điện trên mạch cao áp và giảm chi phí bảo dưỡng.

b. Phân loại hệ thống đánh lửa trực tiếp

- Sử dụng mỗi bô bin cho một bugi

Sơ đồ hệ thống đánh lửa điện tử (ảnh 3)

- Sử dụng mỗi bô bin cho từng cặp bugi

Sơ đồ hệ thống đánh lửa điện tử (ảnh 4)

- Sử dụng 1 bô bin cho 4 bugi

Sơ đồ hệ thống đánh lửa điện tử (ảnh 5)

3. Một số sự cố thường gặp của hệ thống đánh lửa điện tử

a. Biến áp bị hư hỏng

Cũng như một máy biến thế, biến áp của hệ thống đánh lửa điện tử có thể thường xuyên xảy ra một số hư hỏng thường gặp như:

- Điện trở phụ bị cháy.

- Cháy nắp biến áp.

- Các vòng dây bị chập mạch làm cháy máy biến áp.

- Một số tác động cơ học làm nứt, bể nắp biến áp.

b. Bộ chia điện bị hư hỏng

Một bộ phận quan trọng tiếp theo của hệ thống đánh lửa điện tử có thể gặp hư hỏng đó chính là bộ điện chia. Vào đúng thời điểm cần thiết, bộ phận này có tác dụng giúp phân chia dòng điện cao áp đến đúng thứ tự làm việc của động cơ một cách chính xác nhất. Do đó, nếu bộ phận chia điện gặp tình trạng hỏng hóc thì nó sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến động cơ và hệ thống đánh lửa điện tử.

Khi bộ chia điện hoạt động lâu ngày có thể gặp các vấn đề:

- Tác động vật lý làm rò rỉ điện áp dẫn đến đánh lửa yếu và làm bể hoặc nứt nắp delco.

- Khả năng đánh lửa bị giảm do giữa má tĩnh và má động có khe hở không đạt tiêu chuẩn.

- Hở màng bộ điều chỉnh đánh lửa áp thấp.

- Đánh lửa sai thời điểm, chập chờn do rotor tín hiệu bị mòn.

c. Bugi bị hư hỏng

Khi sử dụng bugi lâu ngày có thể gặp phải một số sự cố như:

- Điện cực của bugi bị mòn

- Đầu sứ bugi bị bể

- Bugi đánh lửa không đúng tâm

- Điện cực bugi bị chảy

- Khả năng đánh lửa của bugi bị giảm do bugi bám muội than

Khi kiểm tra bugi thấy tình trạng hư hỏng các bạn cần kịp thời thay thế bugi, đồng thời kiểm tra các bộ phận đánh lửa hoạt động như thế nào, có tốt không để có thể kịp thời sửa chữa.

icon-date
Xuất bản : 06/02/2022 - Cập nhật : 06/02/2022