logo

Sinh vật biến nhiệt là gì?

Câu trả lời chính xác nhất: Sinh vật biến nhiệt là động vật có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Ví dụ: Các động vật biến nhiệt bao gồm các loại động vật có xương sống như cá, động vật lưỡng cư, động vật bò sát, cũng như số động các động vật không xương sống: ếch, cóc, cá chép……

Để hiểu rõ hơn về sinh vật biến nhiệt, mời các bạn đến với bài tìm hiểu sau đây của Top lời giải.


1. Sinh vật biến nhiệt là gì?

Sinh vật biến nhiệt là động vật có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.

[CHUẨN NHẤT] Sinh vật biến nhiệt là gì?

Ví dụ: Các động vật biến nhiệt bao gồm các loại động vật có xương sống như cá, động vật lưỡng cư, động vật bò sát, cũng như số động các động vật không xương sống: ếch, cóc, cá chép……

>>> Xem thêm: Thế nào là động vật hằng nhiệt, biến nhiệt. Cho ví dụ


2. Đặc điểm sinh lý của sinh vật biến nhiệt

- Phục vụ cho một phản ứng hóa học quan trọng, các động vật biến nhiệt có thể có từ 4 tới 10 hệ thống enzyme vận hành ở các nhiệt độ khác nhau

- Do trao đổi chất của chúng là biến thiên và nói chung thấp hơn so với các động vật hằng nhiệt, các hoạt động cần nhiều năng lượng duy trì liên tục như sự bay cần sức mạnh ở các động vật lớn hay việc duy trì một bộ não lớn nói chung là nằm ngoài khả năng của các động vật biến nhiệt.

=> Điều này tạo ra xu hướng thiên về chiến lược săn mồi kiểu rình rập-chờ đợi hơn là về phía rượt đuổi con mồi đối với các động vật to lớn hơn với chi phí cho sự di chuyển cao hơn. Do chúng không sử dụng các hoạt động trao đổi chất của mình để sưởi ấm hay làm mát chính chúng.

- Để hoàn thành một giai đoạn sống động vật biến nhiệt cần tích đủ một lượng nhiệt gọi là tổng nhiệt hữu hiệu (S) được tính theo công thức: S = (T-C).D

(Trong đó: T : nhiệt độ môi trường; C: nhiệt độ ngưỡng phát triển; C là hằng số đặc trưng cho loài; D là số ngày hoàn thành giai đoạn sống).

- Đối với động vật biến nhiệt, nhiệt độ xuống thấp (trời rét) làm thân nhiệt của động vật giảm theo. Khi đó, các quá trình chuyển hoá trong cơ thể giảm, thậm chí bị rối loạn; các hoạt động sống của động vật như sinh sản, kiếm ăn... giảm. Vì thế, quá trình sinh trưởng và phát triển chậm lại.


3. Đặc điểm thích nghi chung của sinh vật biến nhiệt

- Một số thích nghi là tập tính. Thằn lằn và rắn nằm phơi nắng vào sáng sớm hay chiều tối, nhưng tìm nơi trú ẩn vào khoảng thời gian gần giữa trưa.

- Các tổ mối thường có hướng bắc-nam sao cho chúng hấp thụ càng nhiều nhiệt càng tốt vào lúc bình minh và hoàng hôn và lượng nhiệt tối thiểu vào khoảng thời gian gần giữa trưa.

- Các loài cá ngừ có khả năng giữ ấm toàn bộ cơ thể chúng thông qua cơ chế trao đổi nhiệt gọi là lưới vi mạch (rete mirabile), giúp giữ nhiệt bên trong cơ thể và giảm thiểu mất nhiệt qua mang. Chúng cũng có các cơ bơi gần về phía trung tâm cơ thể thay vì gần bề mặt cơ thể, và điều này cũng giảm thiểu mất nhiệt.

- Động vật cự nhiệt nghĩa là áp dụng chiến thuật có tỷ lệ diện tích bề mặt so với thể tích nhỏ hơn để giảm thiểu mất nhiệt, và điều này được ghi nhận ở một số nhóm động vật như cá mập trắng lớn hay các loài rùa biển.


4. Những loài động vật biến nhiệt tài tình nhất trên trái đất.

- Ếch gỗ "hóa đá"

Ếch gỗ Alaska thiết lập kỷ lục chịu lạnh giỏi nhất trong số các loài động vật có xương sống khi nó có thể “hóa đá” trong gần 7 tháng ở nhiệt độ trung bình là -14.6 độ C, thậm chí là -18 độ C, theo National Greographic.

Trong môi trường tự nhiên, nhiệt độ thay đổi khiến cơ thể loài ếch giãn nở và đóng băng mỗi khi màn đêm buông xuống. Các cơ chế phân tử cho phép cơ thể loài ếch gỗ thực hiện một cách hiệu quả chu kỳ này.

- Bọ cánh cứng đỏ tiết dịch chống đông

Loài bọ cánh cứng đỏ có tên khoa học Cucujus clavipes cư ngụ trên một phạm vi rộng, trải dài từ bang bắc Carolina tới vòng Bắc Cực. Nhiệt độ cơ thể của chúng có thể giảm xuống mức -58 độ C. Trong khi ấu trùng có thể chịu lạnh ở -100 độ C mà không bị đóng băng.

- Pompeii – loài sâu “nóng” nhất hành tinh

Sâu Pompeii là sinh vật đa bào chịu nhiệt tốt nhất trên thế giới và thường sống ở các ống khói đen, nơi có các lỗ thông nhiệt dưới đáy biển. Nó hoàn toàn sống sót ở nhiệt độ trên 80 độ C.

- Kiến "chân dài" ở sa mạc Sahara

Kiến Sahara sở hữu đôi chân dài giúp cơ thể tránh tiếp xúc cát ở sa mạc nóng bỏng với mức nhiệt có thể lên tới 50 độ C.

- Gấu nước bí ẩn

Gấu nước có tên khoa học là Tardigrade. Đây là sinh vật 6 chân nhỏ có thể tồn tại trong cả hai điều kiện nóng và lạnh cực độ (mức nhiệt cao nhất là trên 150 độ C và thấp nhất là -273 độ C).

----------------------

Vừa rồi Top lời giải đã mang đến cho bạn câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi Sinh vật biến nhiệt là gì? Cũng như mang tới một số kiến thức mở rộng về sinh vật biến nhiệt. Mong rằng với những kiến thức bổ ích mà chúng tôi cung cấp, bạn sẽ học tập tốt hơn.

icon-date
Xuất bản : 07/06/2022 - Cập nhật : 07/06/2022