logo

Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 9: Hô hấp ở động vật

Hướng dẫn Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 9: Hô hấp ở động vật trang 54, 60 ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 9: Hô hấp ở động vật

Lý thuyết Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 9: Hô hấp ở động vật

Sơ đồ tư duy Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 9: Hô hấp ở động vật


Dừng lại và suy ngẫm 

Câu hỏi 1 trang 54 Sinh học 11: Phân tích mối liên quan của các giai đoạn trong quá trình hô hấp.

Lời giải:

Các giai đoạn trong quá trình hô hấp có mối liên quan chặt chẽ đến nhau: Khi hít vào và thở ra, phổi sẽ thực hiện vận chuyển khí O2 và CO2 . Thông qua trao đổi khí với môi trường, O2 được vận chuyển đến tế bào tham gia vào quá trình trao đổi khí ở mô rồi vào tế bào để thực hiện hô hấp tế bào. Thông qua trao đổi khí ở mô, CO2 sinh ra từ hô hấp tế bào được đưa vào máu rồi được vận chuyển đến bề mặt trao đổi khí (phổi), rồi thải ra môi trường qua động tác thở ra.

Câu hỏi 2 trang 54 Sinh học 11: Tại sao cơ thể động vật bắt buộc phải lấy O2 từ môi trường và thải CO2 ra môi trường?

Lời giải:

Cơ thể động vật bắt buộc phải lấy O2 từ môi trường và thải CO2 ra môi trường vì khi lấy O2 từ môi trường bên ngoài sẽ giúp cho việc hô hấp của tế bào, giúp duy trì hoạt động sống của cơ thể và phải thải CO2 ra môi trường để đảm bảo cân bằng môi trường trong cơ thể.

Dừng lại và suy ngẫm

Câu hỏi 1 trang 56 Sinh học 11: Quan sát Hình 9.2, cho biết thủy tức và giun đất trao đổi khí với môi trường sống như thế nào.

Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 9: Hô hấp ở động vật

Lời giải:

Cả thủy tức và giun đất đều có cách  trao đổi khí với môi trường sống giống nhau là qua bề mặt cơ thể: Chúng lấy khí O2 từ môi trường khuếch tán trực tiếp qua lớp biểu bì bao quanh cơ thể vào bên trong và thải khí CO2 ra bên ngoài.

Câu hỏi 2 trang 56 Sinh học 11: Quan sát Hình 9.3 và giải thích tại sao sự phân nhánh của ống khí có thể giúp côn trùng trao đổi khí rất hiệu quả, đảm bảo đủ O2 cho hoạt động bình thường cũng như các hoạt động tích cực, tiêu tốn nhiều năng lượng.

Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 9: Hô hấp ở động vật (ảnh 2)

Lời giải:

Sự phân nhánh của ống khí có thể giúp côn trùng trao đổi khí rất hiệu quả, đảm bảo đủ O2 cho hoạt động bình thường cũng như các hoạt động tích cực, tiêu tốn nhiều năng lượng vì hệ thống ống khí phân nhánh khắp cơ thể và các ống khí thông với bên ngoài qua các lỗ thở nên bề mặt trao đổi khí rất lớn, đảm bảo sự trao đổi khí O2 và CO2 đến các tế bào.

Câu hỏi trang 57 Sinh học 11: Nghiên cứu Hình 9.4 và 9.5, cho biết tại sao hệ hô hấp của cá xương trao đổi khí với nước rất hiệu quả?

Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 9: Hô hấp ở động vật (ảnh 3)

Lời giải:

Hệ hô hấp của cá xương trao đổi khí với nước rất hiệu quả vì nhờ có cấu trúc đôi mang ở cá mà nó tạo ra diện tích trao đổi khí rất lớn. Ngoài ra, nhờ sự sắp xếp của các mao mạch ở mang cá xương mà quá trình trao đổi khí giữa máu với dòng nước qua phiến mang rất thuận lợi.

Câu hỏi trang 59 Sinh học 11: Tại sao hệ hô hấp của người và của Chim trao đổi khí với không khí rất hiệu quả?

Lời giải:

- Hệ hô hấp của người trao đổi khí với không khí rất hiệu quả vì con người có 2 lá phổi và phế nang có hệ thống mao mạch bao quanh dày đặc giúp cho quá trình trao đổi khí O2 và CO2 giữa máu chảy trong các mao mạch với dòng không khí ra, vào phế nang.

- Hệ hô hấp của chim trao đổi khí với không khí rất hiệu quả vì phổi của chim thông với hệ thống túi khí, giúp cho O2 đi qua phổi theo một chiều. Ngoài ra, trong phổi của chim, chiều máu chảy trong các mao mạch máu song song và ngược chiều với dòng không khí lưu thông trong các mao mạch khí giúp cho quá trình trao đổi khí O2 và CO2 giữa máu chảy trong các mao mạch với dòng không khí ra, vào phổi.

Câu hỏi 1 trang 59 Sinh học 11: Tìm hiểu qua tài liệu, internet, hỏi bác sĩ, cán bộ y tế,… về một số bệnh phổ biến ở đường dẫn khí và ở phổi, nguyên nhân gây bệnh, biện pháp phòng tránh các bệnh đó, sau đó kẻ và hoàn thành bảng trong vở theo mẫu dưới đây:

Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 9: Hô hấp ở động vật (ảnh 4)

Lời giải:

Tên bệnh

Nguyên nhân gây bệnh

Biện pháp phòng tránh

1. Viêm đường hô hấp cấp do virus

Do virus gây nên 

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh viêm đường hô hấp cấp; giữ gìn vệ sinh thật tốt

2. Viêm mũi

Do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc dị ứng,… 

Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các chất gây dị ứng, khói bụi và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

3. Viêm họng cấp

Do các loại virus hoặc các chủng vi khuẩn gây ra 

Giữ ấm cơ thể, tránh uống nước đá, ăn kem, ăn đồ lạnh; xúc miệng bằng nước muối;…

4. Viêm phế quản cấp

Do virus, vi khuẩn hoặc tiếp xúc nhiều với các chất gây kích thích phổi như khói thuốc, bụi, ô nhiễm không khí.

Hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích, hóa chất gây hại, khói bụi; Có chế độ ăn uống hợp lý, giữ ấm cơ thể

5. Viêm phổi

Do vi khuẩn, virus và nấm.

Tiêm phòng; tăng cường vệ sinh cá nhân, tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh;…

6. Lao phổi

Do vi khuẩn

Tiêm vaccine; hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân lao; đeo khẩu trang khi đi ra đường

7. Ung thư phổi

Bất kì ai cũng có thể mắc bệnh ung thư 

Không hút thuốc lá; có chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường tập luyện thể dục thể thao; khám bệnh 6 tháng 1 lần để kiểm soát bệnh

Câu hỏi 2 trang 59 Sinh học 11: Ô nhiễm không khí và khói thuốc lá ảnh hưởng như thế nào đến hô hấp và sức khỏe con người?

Lời giải:

Ô nhiễm không khí và khói thuốc lá rất ảnh hưởng đến hô hấp và sức khỏe con người. Nó là tác nhân gây bệnh hàng đầu như ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư khoang miệng, ung thư vòm họng, viêm đường hô hấp,…

Câu hỏi 3 trang 59 Sinh học 11: Tham khảo Bảng 9.1 và cho biết ý nghĩa của việc: Xử phạt người hút thuốc lá ở nơi công cộng (cơ quan, trường học, bệnh viện,…) và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá.

Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 9: Hô hấp ở động vật (ảnh 5)

Lời giải:

Ý nghĩa của việc xử phạt người hút thuốc lá ở nơi công cộng (cơ quan, trường học, bệnh viện,…) và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giúp hạn chế các bệnh và phổi và bảo vệ môi trường.


Luyện tập và vận dụng 

Câu hỏi 1 trang 60 Sinh học 11: Tại sao khi nuôi ếch và giun đất, người nuôi phải giữ cho môi trường nuôi luôn ẩm ướt? 

Lời giải:

Khi nuôi ếch và giun đất, giữ cho môi trường nuôi luôn ẩm ướt là vô cùng quan trọng vì ếch và giun đất chủ yếu hô hấp qua da. Da của chúng cần ẩm để thực hiện khuyếch tán không khí dễ dàng. Nếu môi trường không đủ ẩm, da của ếch và giun đất sẽ khô, gây khó khăn cho việc thực hiện quá trình trao đổi khí qua da. Nếu khô da quá lâu, chúng không thể thực hiện được chức năng hô hấp qua da, dẫn đến bị ngưng thở và chết. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe và sự sống của ếch và giun đất, việc giữ cho môi trường nuôi luôn ẩm ướt là rất cần thiết.

Câu hỏi 2 trang 60 Sinh học 11: Tại sao nuôi tôm, cá với mật độ cao người ta thường dùng máy sục khí vào nước nuôi? 

Lời giải:

Người ta thường dùng máy dục khí vào nước nuôi tôm cá với mật độ cao để cung cấp oxy cho tôm cá sống sót và phát triển tốt trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Mật độ cao gây ra sự cạnh tranh về oxy giữa tôm cá, do đó, cung cấp oxy bổ sung bằng cách sử dụng máy dục khí giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nuôi.

Câu hỏi 3 trang 60 Sinh học 11: Vận dụng những hiểu biết về hô hấp, hãy đế xuất một số biện pháp giúp hệ hô hấp khoẻ mạnh, hoạt động hiệu quả.

Lời giải:

Các cách để giữ cho hệ hô hấp của bạn khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả bao gồm:

- Xông khí dung bằng nước muối sinh lý để làm sạch đường thở.

- Tập thể dục thường xuyên là biện pháp bảo vệ hệ hô hấp của bạn.

- Uống đủ nước để giữ cho đường hô hấp ẩm và dễ dàng tiếp nhận không khí.

- Tránh tiếp xúc với các tác nhân ô nhiễm trong không khí để giảm thiểu tác hại đến hệ hô hấp của bạn.

- Phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp bằng cách đeo khẩu trang khi bạn tiếp xúc với những người bị bệnh hoặc khi bạn ở trong môi trường đông người.

- Chú ý đến chế độ dinh dưỡng bao gồm việc ăn nhiều rau củ, trái cây và thực phẩm giàu chất xơ để giúp tăng cường sức đề kháng của hệ thống hô hấp.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Sinh 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 9: Hô hấp ở động vật trang 54, 60 trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 25/02/2023 - Cập nhật : 23/01/2024