logo

Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 22: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Hướng dẫn Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 22: Sinh trưởng và phát triển ở động vật trang 145, 152 ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 22: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Lý thuyết Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 22: Sinh trưởng và phát triển ở động vật


Mục lục nội dung

Dừng lại và suy ngẫm 

Câu hỏi 1 trang 148 Sinh học 11: Phân biệt phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái, phát triển qua biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.

Lời giải:

- Phân biệt phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái:

Phát triển không qua biến thái

Phát triển qua biến thái

Là quá trình phát triển trong đó con non mới nở từ trứng ra hoặc mới sinh ra đã có cấu tạo giống con trưởng thành.

Là sự thay đổi về hình thái, cấu tạo của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

Ví dụ: Con gà, con mèo, con trâu,…

Ví dụ: Châu chấu, ếch, bướm,…

- Phân biệt phát triển qua biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn:

Phát triển qua biến thái hoàn toàn

Phát triển qua biến thái không hoàn toàn

Là quá trình phát triển mà ấu trùng có hình thái và cấu tạo rất khác so với con trưởng thành.

Là quá trình phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.

Ví dụ: Bướm, muỗi, ếch,…

Ví dụ: Châu chấu, gián, ve sầu,…

Câu hỏi 2 trang 148 Sinh học 11: Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau, điền ít nhất tên 10 loài động vật vào bảng và đánh dấu x vào biểu biến thái của chúng.

Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 22: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Lời giải:

Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 22: Sinh trưởng và phát triển ở động vật (ảnh 2)

Câu hỏi 3 trang 148 Sinh học 11: Quan sát Hình 22.1 và 22.2, phân biệt các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của con người từ giai đoạn phôi cho đến khi trưởng thành, từ đó giải thích tại sao cần có chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ em và phụ nữ khi mang thai?

Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 22: Sinh trưởng và phát triển ở động vật (ảnh 3)

Lời giải:

- Phân biệt các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của con người từ giai đoạn phôi cho đến khi trưởng thành:

Giai đoạn phôi thai

Giai đoạn sau sinh

Là giai đoạn phát triển từ hợp tử hình thành nên thai nhi.

Là giai đoạn phát triển từ sơ sinh đến khi trưởng thành.

Diễn ra bên trong cơ thể mẹ.

Diễn ra bên ngoài cơ thể mẹ.

Nguồn chất dinh dưỡng được lấy từ cơ thể mẹ.

Nguồn chất dinh dưỡng được lấy từ thức ăn.

- Cần có chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ em và phụ nữ khi mang thai vì mỗi một lứa tuổi, độ tuổi và tùy thể chất từng người mà chế độ ăn cần thiết lập một cách thích hợp, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho người ăn.

Câu hỏi 1 trang 150 Sinh học 11: Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.

Lời giải:

Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến sinh trưởng và phát triển ở động vật:

- Yếu tố di truyền như kích thước, tuổi thọ, khả năng kháng bệnh,… 

- Hormone ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển.

Câu hỏi 2 trang 150 Sinh học 11: Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật sống trên cạn và sống dưới nước.

Lời giải:

Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật sống trên cạn và sống dưới nước:

- Thức ăn: Thức ăn là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất lên quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật và người. Nhờ có thức ăn mà mọi sinh vật mới sinh trưởng và phát triển được.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ môi trường thích hợp sẽ giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật được diễn ra bình thường.

- Ánh sáng: ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật qua nhiều cách khác nhau, có thể làm tăng quá trình chuyển hóa cũng có thể tác động đến sự chuyển hóa các chất trong cơ thể.

Câu hỏi 1 trang 150 Sinh học 11: Những hormone nào gây dậy thì ở trẻ em nam và nữ? Giải thích.

Lời giải:

Dậy thì ở nam chủ yếu do tác động của sự tăng hormone testosterone ở nam và dậy thì ở nữ do tăng hormone estrogen. Do các hormone này có vai trò kích thích sinh trưởng, phát triển và hoàn thiện cơ quan sinh dục ở giai đoạn dậy thì.

Câu hỏi 2 trang 150 Sinh học 11: Kẻ bảng vào vở theo mẫu dưới đây, sau đó điền những thay đổi về thể chất, sinh lí, tâm lí, tình cảm ở tuổi dậy thì vào bảng (Lưu ý: Nữ điền vào cột dành cho nữ, nam điền vào cột dành cho nam).

Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 22: Sinh trưởng và phát triển ở động vật (ảnh 4)

Lời giải:

Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 22: Sinh trưởng và phát triển ở động vật (ảnh 5)

Câu hỏi 3 trang 151 Sinh học 11: Tìm hiểu qua tài liệu, internet, hỏi bác sĩ,… về các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, sử dụng biện pháp tránh thai, hậu quả mang thai ở tuổi học sinh, sau đó trả lời các câu hỏi sau:

a) Bệnh lây truyền qua đường tình dục gồm những bệnh nào? Hậu quả khi mắc các bệnh đó là gì?

b) Tại sao mang thai ở tuổi học sinh đưa đến nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe, tâm sinh lí, học tập? Làm cách nào để tránh mang thai ở tuổi học sinh?

Lời giải:

a) Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như: Bệnh giang mai, sùi mào gà, viêm gan B, bệnh lậu, bệnh viêm âm đạo, HIV/AIDS,…

- Hậu quả khi mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục:

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, có thể gây vô sinh và các bệnh khác liên quan.

+ Gây ảnh hưởng tinh thần người bệnh.

+ Ảnh hưởng đến kinh tế do chi phí điều trị bệnh tốn kém.

b) Mang thai ở tuổi học sinh đưa đến nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe, tâm sinh lí, học tập vì cơ quan sinh sản ở lứa tuổi học sinh chưa phát triển hoàn thiện nên dễ bị các biến chứng như sinh non, dễ bị sảy thai,...đồng thời lứa tuổi học sinh mà mang thai có thể gây ra áp lực về tâm lý, ảnh hưởng đến cuộc sống của người mang thai.

- Biện pháp tránh mang thai ở lứa tuổi học sinh:

+ Không nên quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành để tránh mang thai ngoài ý muốn.

+ Có hành vi đúng mực với người khác giới, biết tự giữ gìn thân thể, có những nhận thức đúng đắn về hành vi này.

+ Chủ động tìm hiểu thông tin về sức khỏe sinh sản và các biện pháp quan hệ tình dục an toàn.

Câu hỏi 4 trang 151 Sinh học 11: Nam, nữ ở tuổi dậy thì cần phải làm gì để bảo vệ sức khỏe, chăm sóc bản thân và người khác?

Lời giải:

Nam, nữ ở tuổi dậy thì để bảo vệ sức khỏe, chăm sóc bản thân và người khác cần:

- Chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính, sinh sản từ những nguồn thông tin đáng tin cậy.

- Không nên quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành.

- Nâng cao sức khỏe, vệ sinh cá nhân và cơ quan sinh dục đúng cách, sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên; có chế độ dinh dưỡng hợp lí giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Câu hỏi trang 151 Sinh học 11: Tham khảo tài liệu khoa học, internet,… hãy đề xuất thêm biện pháp thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của một số loài vật nuôi nào đó hoặc biện pháp kìm hãm, tiêu diệt côn trùng gây hại.

Lời giải:

- Biện pháp thúc đẩy sinh trưởng và phát triển của một số loài vật nuôi: Vào mùa đông, nên làm chuồng cho các loài động vật theo hướng đông nam để giữ ấm và mát hơn vào mùa hè. Ngoài ra chuồng phải có máng ăn, uống tự động, quạt thông khí, làm hiệu quả chăn nuôi tăng lên rõ rệt.

- Biện pháp kìm hãm, tiêu diệt côn trùng gây hại:

+ Loại bỏ các vũng nước đọng để tránh muỗi đẻ trứng vào đó, tiêu diệt ấu trùng muỗi.

+ Dùng đèn để bẫy côn trùng như bướm, bọ cánh cứng, rầy.

Luyện tập và vận dụng

Câu hỏi 1 trang 152 Sinh học 11: Tại sao sâu bướm và châu chấu, cào cào phá hoại cây xanh rất mạnh và gây ra tổn thất cho nông nghiệp?

Lời giải:

Sâu bướm, châu chấu, cào cào gây thiệt hại nghiêm trọng cho nông nghiệp bởi vì chúng tiêu thụ một lượng lớn lá cây. Đặc biệt, khi còn ở giai đoạn trứng và ấu trùng, chúng cần nhiều dinh dưỡng để phát triển, nhưng thiếu enzyme tiêu hóa chất cellulose. Vì vậy, chúng tiêu thụ nhiều lá cây để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Việc phá hoại này khiến cho cây trở nên yếu và không đủ năng lượng để sinh trưởng, phát triển, sản xuất trái hoặc hoa.

Câu hỏi 2 trang 152 Sinh học 11: Hormone có thể làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật nhưng tại sao không nên lạm dụng hormone trong chăn nuôi?

Lời giải:

Mặc dù hormone có thể tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật, tuy nhiên lạm dụng hormone trong chăn nuôi có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của động vật và con người. Khi sử dụng hormone trong chăn nuôi, nó có thể tích tụ trong thịt và các sản phẩm từ động vật, và khi tiêu thụ nhiều sẽ có tác động đến sức khỏe con người. Ngoài ra, việc sử dụng hormone có thể làm thay đổi hành vi sinh sản của động vật, gây mất cân bằng sinh sản và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các con vật con. Do đó, việc sử dụng hormone trong chăn nuôi cần được giám sát chặt chẽ và tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe của con người và động vật.

Câu hỏi 3 trang 152 Sinh học 11: Kinh nghiệm của những người chăn nuôi là cắt bỏ hai tinh hoàn của gà trống con khi nó bắt đầu biết gáy. Kết quả thu được là gà lớn nhanh và béo, nhưng cơ thể gà phát triển không bình thường như mào nhỏ, cựa không phát triển, không biết gáy, mất bản năng sinh dục, ... Điều này được giải thích như thế nào?

Lời giải:

Tinh hoàn của gà trống chứa hormone testosterone, một hormone quan trọng trong việc phát triển các đặc tính sinh dục thứ cấp như mào, cựa, gáy và bản năng sinh dục. Nếu tinh hoàn bị cắt, cơ thể của gà trống sẽ không chứa testosterone, do đó không phát triển được các đặc tính này. Ngoài ra, testosterone còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ bắp. Thiếu testosterone sẽ dẫn đến việc không phát triển cơ bắp và gà trở nên béo phì.

Câu hỏi 4 trang 152 Sinh học 11: Vận dụng hiểu biết về các giai đoạn phát triển, cho biết tại sao phải quan tâm đến chế độ ăn uống của trẻ em theo độ tuổi. Nếu trẻ em thường xuyên ăn quá nhiều thức ăn giàu chất dinh dưỡng hoặc ăn không đủ chất dinh dưỡng thì hậu quả sẽ thế nào? Giải thích.

Lời giải:

Việc quan tâm đến chế độ ăn uống của trẻ em theo độ tuổi là rất quan trọng bởi vì chế độ ăn uống thích hợp sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết để trẻ phát triển toàn diện, tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh. Nếu trẻ em thường xuyên ăn quá nhiều thức ăn giàu chất dinh dưỡng hoặc ăn không đủ chất dinh dưỡng thì có thể dẫn đến những hậu quả sau:

+ Trẻ có nguy cơ tăng cân quá mức, dẫn đến béo phì và các vấn đề liên quan đến sức khỏe như tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim mạch, ung thư,...

+ Trẻ có thể bị thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của cơ thể, dẫn đến lùn hơn, yếu sinh lý, suy dinh dưỡng và giảm miễn dịch, dễ bị các bệnh nhiễm trùng.

+ Trẻ có thể phát triển thói quen ăn uống không tốt, như ăn quá nhiều đồ ngọt, mặn hoặc không ăn đủ rau quả, gây ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.

Do đó, để trẻ em phát triển toàn diện và có sức khỏe tốt, cần đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho mỗi độ tuổi thông qua chế độ ăn uống hợp lý, đa dạng và cân bằng.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Sinh 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 22: Sinh trưởng và phát triển ở động vật trang 145, 152 trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 25/02/2023 - Cập nhật : 29/01/2024