logo

Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 18: Tập tính động vật

Hướng dẫn Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 18: Tập tính động vật trang 115, 124 ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

 Bài 18: Tập tính động vật

Lý thuyết Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 18: Tập tính ở động vật

Sơ đồ tư duy Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 18: Tập tính động vật


Dừng lại và suy ngẫm 

Câu hỏi 1 trang 117 Sinh học 11: Khi nào tập tính được biểu hiện? Lấy một số ví dụ về tập tính ở động vật và cho biết mỗi tập tính đó có ý nghĩa gì đối với động vật.

Lời giải:

Tập tính được biểu hiện khi bị kích thích từ bên trong hoặc từ bên ngoài cơ thể.

Ví dụ về tập tính ở động vật: Tiếng động hoặc mùi phát ra từ kẻ săn mồi làm cho con mồi cảnh giác và tìm cách lẩn trốn

Câu hỏi 2 trang 117 Sinh học 11: Cho biết sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Tìm hiểu ví dụ về hai loại tập tính này.

Lời giải:

  Tập tính bẩm sinh Tập tính học được
Khái niệm Là tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ hoặc là đặc trưng cho loài
 
Là tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
Số lượng Số lượng hạn chế Số lượng nhiều, không bị hạn chế
Tính bền vững Thường bền vững và không thay đổi Không bền vững và có thể thay đổi nếu không được củng cố và rèn luyện
Ví dụ Gà trống gáy vào mỗi sớm; chó, mèo, hồ, báo,... có tập tính đánh dấu lãnh thổ; cóc nghiến răng khi trời sắp mưa;... Chim non học tập để có thể bay; khỉ con học cách leo trèo....

Câu hỏi 1 trang 119 Sinh học 11: Kể tên các dạng tập tính phổ biến ở động vật. Tìm thêm ví dụ cho mỗi dạng tập tính.

Lời giải:

Các dạng tập tính phổ biến ở động vật như tập tính kiếm ăn, bảo vệ lãnh thổ, sinh sản, xã hội,...

- Tập tính kiếm ăn: Tôm kiếm ăn lúc chiều muộn, cá kiếm ăn buổi sáng,…

- Tập tính bảo vệ lãnh thổ: Trâu đực bảo vệ lãnh thổ; chó, mèo, hổ, báo có tập tính đánh dấu lãnh thổ;...

- Tập tính sinh sản: Vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau, con thắng trận sẽ giao phối với hươu cái,..

- Tập tính xã hội: Tập tính thứ bậc, tập tính hợp tác, tập tính vị tha, ...

Câu hỏi 2 trang 119 Sinh học 11: Lợi ích khi động vật thực hiện tập tính kiếm ăn, bảo vệ lãnh thổ, sinh sản, di cư, sống theo bầy đàn là gì?

Lời giải:

Khi động vật thực hiện tập tính kiếm ăn, bảo vệ lãnh thổ, sinh sản, di cư, sống theo bầy đàn sẽ giúp các cá thể trong cùng một loài được sinh sống và phát triển, duy trì được giống loài.

Câu hỏi 1 trang 121 Sinh học 11: Động vật có những hình thức học tập nào? Tìm thêm ví dụ về các hình thức học tập.

Lời giải:

Động vật có một số hình thức học tập như: Quen nhờn, in vết, liên kết, xã hội, nhận thức và giải quyết vấn đề.

Ví dụ:

- Quen nhờn: Khi thấy bóng đen từ trên cao ập xuống, gà con sẽ chạy trốn, nhưng nếu bóng đen xuất hiện nhiều lần mà không kèm theo nguy hiểm nào thì gà con sẽ không trốn nữa.

- In vết: Một số loài động vật khi mở mắt nhìn thấy ai đầu tiên nó sẽ nhận người đó là mẹ.

- Học liên kết: chia hai loại là điều kiện hóa đáp ứng và điều kiện hóa hành động.

- Học xã hội: Chim con nhìn mẹ vỗ cánh bay từ đó học theo.

- Nhận thức và giải quyết vấn đề: Khi thấy một miếng thức ăn lớn, kiến sẽ quay lại tổ và gọi bầy đàn của chúng đến tha về tổ.

Câu hỏi 2 trang 121 Sinh học 11: Những hành vi dưới đây thuộc kiểu học nào? Giải thích.

+ Chó săn bắt được thỏ, chuột,… và mang về cho những người nuôi dạy nó. Khi bắt được một con vật chó sẽ nhận được một phần thưởng từ người nuôi dạy.

+ Một con mèo đang đói, khi nghe tiếng bày bát đũa lách cách liền chạy ngay xuống phòng ăn.

+ Tinh tinh dùng lá cây múc nước từ suối lên và đưa lên miệng uống.

Lời giải:

- Chó săn bắt được thỏ, chuột, ... và mang về cho những người nuôi dạy nó. Khi bắt được một con vật chó sẽ được nhận một phần thưởng từ người nuôi dạy thuộc kiểu học liên kết vì con chó liên kết hành vi bắt mồi với phần thưởng từ người nuôi dạy và sau đó có xu hướng lặp lại hành vi đó.

- Một con mèo đang đói, khi nghe tiếng bày bát đũa lách cách liền chạy ngay xuống phòng ăn thuộc kiểu học liên kết vì con mèo liên kết tiếng bát đũa lách cách với việc được cho ăn.

- Tinh tinh dùng lá cây múc nước từ suối lên và đưa lên miệng uống thuộc kiểu học xã hội vì tinh tinh quan sát và bắt chước hành vi lấy lá cây múc nước suối lên uống của con người.

Câu hỏi 1 trang 122 Sinh học 11: Tìm thêm ví dụ về áp dụng tập tính ở động vật vào thực tiễn.

Lời giải:

Ví dụ về áp dụng tập tính ở động vật vào thực tiễn là:

- Giải trí: con người dạy chó, voi, hổ, ... biểu diễn xiếc

- Nông nghiệp:

+ Trâu bò được huấn luyện trở về chuồng khi nghe thấy tiếng kẻng

+ Đặt bù nhìn người trong ruộng lúa hoặc trong nương rẫy để đuổi chim, chuột phá hoạt cây trồng

+  Nuôi thả ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu


Luyện tập và vận dụng (trang 123) 

Câu hỏi 1 trang 123 Sinh học 11: Động vật không xương sống hay động vật có xương sống có nhiều tập tính học tập hơn? Giải thích.

Lời giải:

- Tập tính học tập được hình thành thông qua quá trình học tập và kinh nghiệm. Tập tính học tập là một chuỗi phản xạ điều kiện được hình thành thông qua việc thiết lập các kết nối mới giữa các noron, do đó nó có tính linh hoạt và có thể thay đổi.

- Sự phát triển của tập tính học tập phụ thuộc vào sự tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ. Động vật không xương sống có hệ thần kinh đơn giản hơn và ít noron hơn, do đó khả năng học tập và trích xuất kinh nghiệm của chúng cũng ít hơn. 

Câu hỏi 2 trang 123 Sinh học 11: Chó sủa khi gặp người lạ và không sủa khi gặp người quen. Đây là hình thức học tập nào? Giải thích.

Lời giải:

Khi chó gặp người lạ, chúng thường sẽ sủa để bảo vệ lãnh thổ. Đây là một hình thức học tập phản xạ điều kiện, trong đó chó học được liên kết giữa kích thích mới (người lạ) và hành vi sủa. Tuy nhiên, khi chó gặp người quen, chúng thường không sủa vì chúng đã học được rằng những người quen không đe dọa lãnh thổ của chúng.

Câu hỏi 3 trang 123 Sinh học 11:  Một số loài sễu có nguy cơ tuyệt chủng, khi nhân giống và ấp trứng bằng lò ấp người ta phải cách li các con sếu non khi mới nở và cho chúng tiếp xúc với hình ảnh và âm thanh của đồng loại và không cho chúng nhìn thấy các đối tượng chuyển động khác, kể cả người. Tại sao người ta phải làm như vậy?

Trả lời:

Một số loài sếu có tập tính in vết, điều này đã giúp cho con người hiểu được cơ chế hoạt động của tập tính in vết ở chim. Tập tính in vết hiệu quả nhất ở giai đoạn chim vừa mới sinh ra cho đến hai ngày. Lúc mới nở, chim non có tính bám và theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy lần đầu tiên, thường là chim mẹ. Sau đó, chúng sẽ di chuyển theo mẹ.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Sinh 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 18: Tập tính động vật trang 115, 124 trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 25/02/2023 - Cập nhật : 29/01/2024