logo

Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi

Hướng dẫn Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi trang 80, 86 ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi

Lý thuyết Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi

Sơ đồ tư duy Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 13: Bài viết và cân bằng nội môi


Dừng lại và suy ngẫm 

Câu hỏi 1 trang 82 Sinh học 11: Kể tên một số chất bài tiết. Các chất đó được cơ quan nào bài tiết?

Lời giải:

- Cơ quan bài tiết: Phổi có sản phẩm bài tiết chính: CO2.

- Cơ quan bài tiết: Thận có sản phẩm bài tiết chính: Nước tiểu

- Cơ quan bài tiết: Da có sản phẩm bài tiết chính: Mồ hôi

- Cơ quan bài tiết: Hệ tiêu hóa có sản phẩm bài tiết chính: Bilirbin

Câu hỏi 2 trang 82 Sinh học 11: Quá trình hình thành nước tiểu gồm những giai đoạn nào? Điều gì xảy ra nếu một trong những giai đoạn này bị rối loạn?

Lời giải:

Quá trình hình thành nước tiểu gồm 4 giai đoạn là: Lọc, tái hấp thụ, tiết và khi đó nước tiểu được ống góp hấp thụ bớt nước và chảy vào bể thận, qua niệu quản vào lưu trữ ở bàng quang trước khi được thải ra ngoài.

Nếu một trong những giai đoạn này bị rối loạn sẽ gây ra một số bệnh rối loạn tiểu tiện ở con người.

Câu hỏi 1 trang 84 Sinh học 11: Tại sao lại nói cân bằng nội môi là cân bằng động?

Lời giải:

Nói cân bằng nội môi là cân bằng động là vì các chỉ số của môi trường trong cơ thể có xu hướng thay đổi và dao động xung quanh một khoảng giá trị xác định. 

Câu hỏi 2 trang 84 Sinh học 11: Hệ thống duy trì cân bằng nội môi đảm bảo duy trì cân bằng nội môi trong cơ thể như thế nào? Cho ví dụ.

Lời giải:

Hệ thống duy trì cân bằng nội môi đảm bảo duy trì cân bằng nội môi trong cơ thể nhờ các hệ thống điều hoà cân bằng nội môi. Mỗi hệ thống điều hoà cân bằng nội môi gồm 3 thành phần: bộ phân tiếp nhận kích thích, bộ phân điều khiển và bộ phận thực hiện.

- Bộ phận tiếp nhận: là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm, tiếp nhận kích thích từ môi trường trong hoặc ngoài cơ thể.

- Bộ phận điều khiển: là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận điều khiển chuyển tín hiệu thần kinh hoặc hormone đến bộ phận thực hiện.

- Bộ phận thực hiện, còn gọi bộ phận đáp ứng: là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu, ...

Câu hỏi 1 trang 86 Sinh học 11: Kẻ bảng vào vở và điền biện pháp phòng tránh bệnh vào bảng theo mẫu dưới đây:

Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi

Lời giải:

Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi (ảnh 2)

Câu hỏi 2 trang 84 Sinh học 11: Những chỉ số sinh lí, sinh hóa máu nào ở Bảng 13.2 là bình thường, không bình thường? Người có kết quả xét nghiệm này nên làm gì?

Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi (ảnh 3)

Lời giải:

Bảng 13.2 cho thấy kết quả xét nghiệm có nồng độ glucose, uric acid và creatinin cao hơn mức bình thường. Nên người này đang có vấn đề về gan, thận nên điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, hạn chế một số thực phẩm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.


Luyện tập và vận dụng

Câu hỏi 1 trang 84 Sinh học 11: Trong cuộc sống hằng ngày, có người uống lượng nước vượt quá nhụ cầu của cơ thể và có người uống lượng nước it hơn so với nhu cầu của cơ thể. Trong hai trường hợp này, hoạt động của thận sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích. 

Lời giải:

 * Trong cuộc sống hằng ngày, có người uống lượng nước vượt quá nhu cầu của cơ thể và có người uống lượng nước it hơn so với nhu cầu của cơ thể. Trong hai trường hợp này, hoạt động của thận sẽ thay đổi nghiêm trọng. 

- Trong trường hợp nếu uống nước đến mức vượt qua khả năng xử lý của thận sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng natri trong máu, thừa nước sẽ gây loãng máu, có thể tàn phá não và cơ thể. Lâu ngày dẫn đến suy thận. Tình trạng này gọi là ngộ độc nước. Nó có thể gây hại cho sức khỏe, trong trường hợp xấu nhất có thể gây tổn thương não, thậm chí là tử vong. 

- Nếu uống không đủ nước lâu dài sẽ gây ra các tác hại như táo bón, giảm chức năng thận và sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi đó cơ thể khó thải hết các chất thải độc hại qua thận, làm tăng nồng độ các chất thải trong nước tiểu, tạo điều kiện cho sỏi thận hình thành và phát triển.

Câu hỏi 2 trang 84 Sinh học 11: Tại sao những người bị bệnh suy thận nặng phải chạy thận nhân tạo? 

Lời giải:

* Những người bị bệnh suy thận nặng phải chạy thận nhân tạo vì: Chạy thận là một phương pháp tốt, giúp ích cho người bị suy thận. Chạy thận nhân tạo giúp đào thải các chất độc, nước và muối ra khỏi cơ thể khi chức năng của thận bị suy giảm và không thể thực hiện được nhiệm vụ này. Chạy thận nhân tạo là một cách để điều trị suy thận, giúp cho người bệnh không còn khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Câu hỏi 3 trang 84 Sinh học 11: Uống rượu ức chế tuyến yên giải phóng ADH, tại sao uống rượu gây khát nước và thải nhiều nước tiểu?

Lời giải:

* Uống rượu ức chế tuyến yên giải phóng ADH, nhưng khi uống rượu sẽ gây khát nước và thải nhiều nước tiểu là vì:

- Hormone ADH có vai trò chống lợi tiểu, giúp duy trì độ thẩm thấu của huyết thanh trong phạm vi ảnh hưởng của người bình thường. 

- Khi có mặt càng nhiều Hormone ADH làm cho nước tiểu cô đặc tương đối, các ống thận tăng làm cho nước được tái hấp thu trở lại và lượng nước trong cơ thể tăng.

- Nếu hormone ADH có quá ít hoặc thận không cung cấp đủ với lượng ADH, thì có nhiều nước sẽ bị mất qua thận, làm cho máu đặc, nước tiểu loãng hơn bình thường. Nó sẽ gây ra hiện tượng đi tiểu thường xuyên (đái dắt), mất nước và nếu không được bù nước kịp thời thì natri trong máu sẽ tăng.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Sinh 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi trang 80, 86 trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 25/02/2023 - Cập nhật : 23/01/2024