logo

Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật

Hướng dẫn Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật trang 72, 79 ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật

Lý thuyết Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật

Sơ đồ tư duy Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật


Dừng lại và suy ngẫm 

Câu hỏi 1 trang 72 Sinh học 11: Ghép đúng tác nhân sinh học (1, 2, 3 hoặc 4) với cách thức gây bệnh (A, B, C hoặc D).

Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật

Lời giải:

1 - D; 2 - B; 3 - A; 4 - C.

Câu hỏi 2 trang 73 Sinh học 11: Ghép đúng tác nhân vật lí (1, 2, 3, 4 hoặc 5) với cách thức gây bệnh (A, B, C, D hoặc E).

Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật (ảnh 2)

Lời giải:

1 - D; 2 - A; 3 - E; 4 - C; 5 - B.

Câu hỏi 3 trang 73 Sinh học 11: Ghép đúng tác nhân hóa học (1, 2 hoặc 3) với cách thức gây bệnh (A, B hoặc C).

Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật (ảnh 3)

Lời giải:

1 - C; 2 - A; 3 - B.

Câu hỏi 4 trang 73 Sinh học 11: Ghép đúng nguyên nhân bên trong (1, 2) với cách thức gây bệnh (A, B).

Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật (ảnh 4)

Lời giải:

1 - B; 2 - A.

Câu hỏi 1 trang 75 Sinh học 11: Miễn dịch không đặc hiệu bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh như thế nào?

Lời giải:

Miễn dịch không đặc hiệu bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh bằng cách thể hiện đáp ứng giống nhau. Nếu mà bệnh từ môi trường vào cơ thể qua hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ sinh dục và da thì hàng rào bảo vệ đầu tiên của hệ miễn dịch đã sẵn sàng tiếp đón và tiêu diệt những mầm bệnh này

Câu hỏi 2 trang 75 Sinh học 11: Tại sao sốt vừa có ích lại vừa có hại đối với cơ thể?

Lời giải:

Sốt vừa có ích lại vừa có hại đối với cơ thể là vì sốt có tác dụng bảo vệ cơ thể, tuy nhiên, sốt cũng có thể làm cho cơ thể bị mất nước, co giật, tổn thương thần kinh, thậm chí tử vọng.

Câu hỏi 1 trang 78 Sinh học 11: Phân biệt miễn dịch không đặc hiệu với miễn dịch đặc hiệu.

Lời giải:

Phân biệt
 

Miễn dịch đặc hiệu
 

Miễn dịch không đặc hiệu
 

Tinh đặc hiệu
 
Là miễn dịch hình thành để đáp lại sự xâm nhập của một kháng nguyên cụ thể 
 
Là sự bảo vệ ngay lập tức của hệ thống miễn dịch không cần tiếp xúc với kháng nguyên trước đó. 
 
Thành phần
 
Miễn dịch qua trung gian tế bào và tế bào
 
Hàng rào vật lí, hóa học, thực vào, histamin, phản ứng viêm, sốt,... 
Khả năng ghi nhớ
 
Miễn dịch đặc hiệu tạo ra một bộ nhớ miễn dịch
 
Miễn dịch không đặc hiệu thì không tạo ra bộ nhớ miễn dịch
 
Thời gian đáp ứng
 
Đáp ứng gần như tức thì Cần thời gian để xảy ra đáp ứng
Tính hiệu quả
 
Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu có hiệu quả hơn
 
Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu ít hiệu quả hơn đáp ứng miễn dịch đặc hiệu

Câu hỏi 2 trang 78 Sinh học 11: Tế bào B, tế bào T và kháng thể nhận diện kháng nguyên tương ứng như thế nào?

Lời giải:

Tế bào B và tế bào T có các thụ thể kháng nguyên trên màng sinh chất có vùng nhận diện và gắn với kháng nguyên qua quyết định kháng nguyên tương ứng. Tất cả thụ thể kháng nguyên trên một tế bào B hoặc một tế bào T đều giống hệt nhau nên chúng chỉ gắn với loại kháng nguyên tương ứng qua quyết định kháng nguyên.

Khi tế bào B hoạt hóa, phân chia tạo thành các bào tương. Các tương bào sản sinh ra các thụ thể kháng nguyên và đưa vào máu. Các thụ thể kháng nguyên tự do trong máu gọi là kháng thể hay globulin miễn dịch. Kháng thể có vùng nhận diện và gắn với kháng nguyên qua quyết định kháng nguyên tương ứng.

Câu hỏi 3 trang 78 Sinh học 11: Tại sao hiệu quả bảo vệ cơ thể của đáp ứng miễn dịch thứ phát cao hơn nhiều so với đáp ứng miễn dịch nguyên phát?

Lời giải:

Hiệu quả bảo vệ cơ thể của đáp ứng miễn dịch thứ phát cao hơn nhiều so với đáp ứng miễn dịch nguyên phát vì miễn dịch thứ phát diễn ra nhanh hơn với số lượng tế bào miễn dịch và kháng thể nhiều hơn.

Câu hỏi 1 trang 79 Sinh học 11: Những bệnh nào có thể xuất hiện khi chức năng hệ miễn dịch bị phá vỡ?

Lời giải:

Những loại bệnh phát sinh có thể xuất hiện khi chức năng hệ miễn dịch bị phá vỡ như lao, tiêu chảy, viêm não, viêm phổi, ung thư.


Luyện tập và vận dụng

Câu hỏi 1 trang 79 Sinh học 11: Tại sao tiêm vaccine có thể giúp phòng một số bệnh do virus và vi khuẩn gây ra ở người và vật nuôi? 

Lời giải:

Tiêm vaccine có thể giúp phòng một số bệnh do virus và vi khuẩn gây ra ở người và vật nuôi vì: Khi tiêm vaccine, sẽ giúp hệ miễn dịch của cơ thể người nhận biết được vaccine là loại thuốc lạ sẽ huy động các kháng thể đến để tiêu diệt, phá hủy và ghi nhớ chúng. Qua đó, hình thành trí nhớ cho hệ miễn dịch. Dần dần khi có sự xâm nhập của các tác nhân bệnh vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ chủ động tấn công, tiêu diệt tác nhân gây bệnh nhanh chóng và hiệu quả. Mục đích là để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh đó.

Câu hỏi 2 trang 79 Sinh học 11: Tim gặp những người phụ trách y tế, những người phụ trách thú y của địa phương và đề nghị họ cho biết: 

- Địa phương đã tiêm vaccine phòng chống những bệnh nào cho trẻ em và người lớn? 

- Những loài động vật nuôi nào ở địa phương đã được tiêm vaccine phòng bệnh và phòng những bệnh nào?

Lời giải:

- Địa phương đã tiêm vaccine phòng chống bệnh cho trả em và người lớn: Viêm gan B, Viêm gan A, Viêm gan A+B, Cúm mùa, Sởi - Quai bị - Rubella, Thủy đậu, Uốn ván, Bạch hầu - uốn ván - ho gà, Viêm não Nhật Bản, Viêm màng não do não mô cầu khuẩn, Ung thư cổ tử cung và các bệnh do HPV, Viêm phổi và các bệnh do phế cầu khuẩn, Tả, Thương hàn,...

- Những loài động vật nuôi nào ở địa phương đã được tiêm vaccine phòng bệnh và phòng những bệnh:

- Bệnh ở trâu bò: Lở mồm long móng, Nhiệt thán, Tụ huyết trùng;

- Bệnh ở lợn: Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, Dịch tả lợn;

- Bệnh ở dê, cừu: Lở mồm long móng, Nhiệt thán;

- Bệnh ở gà, chim cút: Cúm gia cầm (thể độc lực cao), Niu cát xơn;

- Bệnh ở vịt, ngan: Cúm gia cầm (thể độc lực cao), Dịch tả vịt;

- Bệnh ở chó, mèo: Dại động vật.

Câu hỏi 3 trang 79 Sinh học 11: Tại sao trước khi tiêm một số loại kháng sinh người ta phải thử phản ứng dị ứng của cơ thể với kháng sinh bằng cách tiêm một lượng rất nhỏ kháng sinh dưới da cẳng tay và theo dõi phản ứng xảy ra tại vị trí tiêm?"

Lời giải:

* Trước khi tiêm một số kháng sinh, các y, bác sĩ thử phản ứng dị ứng của cơ thể với kháng sinh bằng cách là tiêm một lượng rất nhỏ kháng sinh dưới da cẳng tay sau đó theo dõi phản ứng xảy ra tại vị trí viêm bởi vì: Có một số loại thành phần nào đó trong kháng sinh mà con người sẽ không hợp, gây ra tình trạng kháng thuốc hay còn gọi là dị ứng. 

Di ứng thuốc đôi khi đưa đến sốc phản vệ. Sốc phản vệ xảy ra khi dị nguyên gây giải phóng lượng lớn histamin trên diện rộng. Biểu hiện là tim đập nhanh, huyết áp tụt, chân tay lạnh, cổ họng bị co cứng hoặc sưng mọng nên rất khó thở,… nặng hơn còn bị phù não, cấm khẩu dẫn đến hôn mê và có thể tử vong do thiếu O2.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Sinh 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật trang 72, 79 trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 25/02/2023 - Cập nhật : 23/01/2024