logo

Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

Hướng dẫn Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 10: Tuần hoàn ở động vật trang 61, 68 ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

Lý thuyết Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

Sơ đồ tư duy Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 10: Tuần hoàn ở động vật


Dừng lại và suy ngẫm 

Câu hỏi 1 trang 63 Sinh học 11: Nghiên cứu Hình 10.1 và mô tả đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín, từ đó đưa ra khái niệm hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.

Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 10: Tuần hoàn ở động vật (ảnh 2)

Lời giải:

- Đường đi của máu bắt đầu từ tim trong hệ tuần hoàn hở: Nhờ có tim mà máu có thể được bơm vào động mạch rồi chảy vào xoang cơ thể cùng với dịch mô. 

- Khái niệm: Hệ tuần hoàn hở là hệ tuần hoàn không có mao mạch, máu có đoạn đi ra khỏi hệ mạch tiếp xúc và trao đổi trực tiếp các chất với tế bào.

- Đường đi của máu bắt đầu từ tim trong hệ tuần hoàn kín: Nhờ có tim mà máu có thể được bơm vào động mạch. Máu chảy liên tục trong mạch kín từ động mạch qua mao mạch để thực hiện trao đổi chất với tế bào cơ thể, rồi theo tĩnh mạch trở về tim.

- Khái niệm: Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn mà máu lưu thông liên tục trong mạch kín, trao đổi các chất với tế bào qua thành mao mạch một cách gián tiếp thông qua dịch mô.

Câu hỏi 2 trang 63 Sinh học 11: Nghiên cứu Hình 10.2 và mô tả đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hoàn đơn của Cá xương và hệ tuần hoàn kép của Thú, từ đó đưa ra khái niệm hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.

Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 10: Tuần hoàn ở động vật (ảnh 3)

Lời giải:

- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn đơn của Cá xương: Máu nghèo O2 ở tâm nhĩ của tim → Tâm thất của tim → Động mạch mang → Mao mạch mang → Động mạch lưng → Mao mạch ở cơ quan → Tĩnh mạch chủ → Tâm nhĩ của tim.

- Khái niệm: Hệ tuần hoàn đơn là hệ tuần hoàn chỉ có một vòng tuần hoàn, máu từ tim đi ra phải qua 2 đường mao mạch rồi mới trở về tim.

- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn kép của Thú:

+ Vòng tuần hoàn phổi: Máu nghèo O2 từ tâm nhĩ phải của tim → Tâm thất phải của tim → Động mạch phổi → Mao mạch phổi (thực hiện trao đổi khí trở thành máu giàu O2) → Tĩnh mạch phổi → Tâm nhĩ trái của tim.

+ Vòng tuần hoàn hệ thống: Máu giàu O2 từ tâm nhĩ trái của tim → Tâm thất trái của tim → Động mạch chủ → Mao mạch ở cơ quan (thực hiện trao đổi khí và chất dinh dưỡng thành máu nghèo O2) → Tĩnh mạch chủ → Tâm nhĩ phải của tim.

→ Khái niệm: Hệ tuần hoàn kép là hệ tuần hoàn có 2 vòng tuần hoàn riêng biệt là vòng tuần hoàn phổi (để nhận O2 và thải CO2) và vòng tuần hoàn hệ thống (để trao đổi các chất với tế bào).

Câu hỏi 1 trang 64 Sinh học 11: Van tim có vai trò như thế nào trong tuần hoàn máu?

Lời giải:

Van tim có vai trò quan trọng trong tuần hoàn máu, giúp máu đi theo một chiều. Van tim gồm van nhĩ - thất và van động mạch. Van nhĩ - thất luôn mở chỉ đóng khi tâm thất co đảm bảo cho máu chảy theo một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Van động mạch luôn đóng chỉ mở khi tâm thất co đảm bảo cho máu chảy theo một chiều từ tâm thất phải, trái vào động mạch phổi và động mạch chủ.

Câu hỏi 2 trang 64 Sinh học 11: Hệ dẫn truyền tim có vai trò như thế nào đối với hoạt động của tim và tuần hoàn máu?

Lời giải:

Hệ dẫn truyền tim có vai trò quan trọng đối với hoạt động của tim và tuần hoàn máu, nó giúp tim tự động co dãn nhịp nhàng, đảm bảo sự lưu thông máu trong hệ mạch.

Câu hỏi 1 trang 67 Sinh học 11: Quan sát Hình 10.7, giải thích sự biến động huyết áp trong hệ thống mạch máu.

Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 10: Tuần hoàn ở động vật (ảnh 4)

Lời giải:

- Qua hình ảnh bên trên, ta có thể thấy huyết áp cao nhất ở động mạch chủ, giảm dần ở các động mạch nhỏ, mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.

=> Giải thích: Huyết áp được tạo ra bằng cách tim co bóp đẩy máu vào động mạch, huyết áp trong hệ mạch giảm dần do ma sát giữa máu với thành mạch và ma sát giữa các phân tử máu với nhau. Do đó, quãng đường di chuyển của máu càng xa thì huyết áp càng thấp mà trong hệ mạch, máu được vận chuyển từ động mạch, mao mạch đến tĩnh mạch. Bởi vậy, giá trị huyết áp giảm dần từ động mạch, mao mạch đến tĩnh mạch.

Câu hỏi 2 trang 67 Sinh học 11: Quan sát Hình 10.8, sau đó trả lời các câu hỏi sau:

a) Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch?

b) Cho biết mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch máu.

Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 10: Tuần hoàn ở động vật (ảnh 5)

Lời giải:

a) Qua hình ảnh bên trên, ta có thể thấy vận tốc máu cao ở động mạch lớn, giảm dần ở động mạch nhỏ, thấp nhất ở mao mạch rồi tăng dần từ tĩnh mạch nhỏ đến tĩnh mạch lớn.

b) Vận tốc máu và tổng tiết diện mạch máu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Nếu tổng tiết diện mạch nhỏ, chênh lệch huyết áp lớn, máu sẽ chảy nhanh và ngược lại.

Câu hỏi 3 trang 67 Sinh học 11: Tại sao trao đổi chất giữa máu và tế bào cơ thể chỉ diễn ra ở mao mạch?

Lời giải:

Trao đổi chất giữa máu và tế bào cơ thể chỉ diễn ra ở mao mạch vì số lượng mao mạch rất lớn phân nhánh đến khắp các tế bào trong cơ thể nên diện tích trao đổi chất rất lớn. Thêm vào đó, do cấu tạo của thành mao mạch mà các chất có thể dễ dàng đi qua và vận tốc máu chảy chậm ở mao mạch nên sự trao đổi chất diễn ra rất tốt.

Câu hỏi 1 trang 67 Sinh học 11: Dựa vào tài liệu, internet, hỏi bác sĩ, cán bộ y tế,… về một số bệnh phổ biến ở hệ tuần hoàn, nguyên nhân gây bệnh đó và cách phòng chống. Sau đó kẻ và hoàn thành bảng vào vở theo mẫu dưới đây:

Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 10: Tuần hoàn ở động vật (ảnh 6)

Lời giải:

Tên bệnh

Nguyên nhân gây bệnh

Biện pháp phòng chống

 Bệnh mạch vành

Do sự xuất hiện có các mảng bám qua thời gian, như cholesterol và các chất khác bám trên thành mạch máu. 

- Thay đổi lối sống khỏe; luyện tập thể dục đều đặn.

- Khám bệnh thường xuyên để kiểm soát tốt các bệnh lí kèm theo như đái tháo đường, béo phì, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp,…

Suy tim

Do mắc một trong số các nguyên nhân nền như: bệnh lí mạch vành, tăng huyết áp, hẹp van tim, hở van tim, tim bẩm sinh...

- Kiểm soát các yếu tố nguy cơ và điều kiện gây suy tim

- Xây dựng chế độ ăn uống hơp lý và tập thể dục thể thao thường xuyên

Huyết áp cao

Do chế độ ăn nhiều đường và muối, thức ăn chứa nhiều chất béo,…; 

- Do tuổi già; do di truyền;…

- Xây dựng chế độ ăn uống hơp lý và tập thể dục thể thao thường xuyên

- Khám bệnh thường xuyên để kiểm soát kịp thời các bệnh

Câu hỏi 2 trang 68 Sinh học 11: Dựa vào tác động của rượu, bia đối với hoạt động thần kinh, hãy phân tích tầm quan trọng của quy định xử phạt người có sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông.

Lời giải:

Sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông là một hành vi rất sai trái, nó thể liên quan đến tính mạng con người. Do đó, khi tham gia giao thông không được uống rượu bia.


Luyện tập và vận dụng

Câu hỏi 1 trang 68 Sinh học 11: Tại sao mầu ở tĩnh mạch phối cỏ nồng độ O2, cao hơn so với máu ở tĩnh mạch chủ?

Lời giải:

Máu chảy trong tĩnh mạch phổi chứa nồng độ oxy cao hơn so với máu trong tĩnh mạch chủ. Điều này có lẽ là do tĩnh mạch phổi đưa máu từ phổi trở về tim, và tại đây máu được cung cấp oxy mới và loại bỏ khí carbon dioxide. Do đó, nồng độ oxy trong máu tĩnh mạch phổi được duy trì ở mức cao hơn. Ngược lại, tĩnh mạch chủ đưa máu từ các cơ quan trở về tim, tại đây, các cơ quan đã sử dụng oxy và thải bỏ khí carbon dioxide, dẫn đến mức oxy trong máu tĩnh mạch chủ thấp hơn. 

Câu hỏi 2 trang 68 Sinh học 11:  Bảng dưới đây cho thấy nhịp tim của một số động vật: 

 Động vật

Nhịp tim/phút 

 Voi

Trâu

Lợn

Mèo

Chuột

25 - 40

40 - 50

60 - 90

110 - 130

720 - 780

Cho nhận xét về mối liên quan giữa nhịp tim và kích thước cơ thế động vật. Tại sao nhịp tim lại khác nhau ở các loài động vật?

Lời giải:

Qua việc xem xét Bảng, có thể nhận thấy một mối liên hệ giữa khối lượng cơ thể của động vật và nhịp tim của chúng. Điều này có thể được giải thích bởi việc những loài động vật có khối lượng càng lớn thì tốc độ trao đổi chất và năng lượng của chúng càng chậm. Do đó, nhu cầu oxy cũng giảm, dẫn đến nhịp tim của chúng càng chậm.

Ngược lại, những loài động vật nhỏ hơn có tốc độ trao đổi chất và năng lượng nhanh hơn, và vì thế nhu cầu oxy của chúng cao hơn. Kết quả là, nhịp tim của những loài động vật nhỏ hơn cũng nhanh hơn.

Câu hỏi 3 trang 68 Sinh học 11:  Người luyện tập thế dục, thể thao đều đặn vài tháng có nhịp tim lúc nghỉ ngơi giảm đi so với trước đây, điều này được giải thích như thế nào?

Lời giải:

Người luyện tập thể dục, thể thao đều đặn vài tháng có thể giảm nhịp tim lúc nghỉ ngơi do cơ tim được tăng cường và phát triển. Điều này có nghĩa là cơ tim có thể bơm máu ra ngoài cơ thể một cách hiệu quả hơn và vì thế không cần phải đập nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Ngoài ra, việc tăng cường khả năng hô hấp của cơ thể cũng có thể giúp giảm nhịp tim lúc nghỉ ngơi.

Câu hỏi 4 trang 68 Sinh học 11: Vận dụng những hiểu biết về hệ tuần hoàn, hãy đế xuất một số biện pháp giúp hệ tuần hoàn khoẻ mạnh, hoạt động hiệu quả.

Lời giải:

Một số biện pháp giúp hệ tuần hoàn khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả là:

- Thường xuyên tập thể dục trong ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ có lợi cho sức khỏe của trái tim và hệ tuần hoàn của cơ thể. 

- Bỏ thuốc lá hoàn toàn là một bước quan trọng để cải thiện sức khỏe tim mạch.

- Ăn các loại thực phẩm tốt cho hệ tuần hoàn cũng là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tim mạch. 

- Giữ trọng lượng cơ thể trong khoảng phù hợp cũng là một yếu tố quan trọng để giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. 

- Giảm stress và hạn chế tình trạng căng thẳng cũng là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tim mạch.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Sinh 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 10: Tuần hoàn ở động vật trang 61, 68 trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 25/02/2023 - Cập nhật : 23/01/2024