logo

Soạn Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài: Ôn tập chương 1 (trang 88, 90)

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Sinh học 11 Chân trời sáng tạo trang 88, 90 Ôn tập chương I ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Ôn tập chương 1


1. Vào mùa hè và mùa đông, chúng ta cần chế độ dinh dưỡng như thế nào để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của cơ thể?

Trả lời:

- Vào mùa hè: Nhiệt độ cao làm cơ thể toát nhiều mồ hôi dẫn đến mất nước và các chất khoáng. Do đó, tránh ăn những thức ăn sinh nhiều nhiệt, cần uống đủ nước; bổ sung nhiều trái cây, rau củ.

- Vào mùa đông: Nhiệt độ thấp, cơ thể cần nhiều năng lượng để duy trì nhiệt độ. Do đó, nên ăn những thức ăn sinh nhiều năng lượng, sử dụng các loại thực phẩm giàu protein, vitamin A, một số chất khoáng (Mg, Zn, I,…) giúp tăng cường khả năng chịu lạnh và miễn dịch.


2. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về trao đổi nước và khoáng ở thực vật?

Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài: Ôn tập chương 1 trang 88, 90

A, Rễ hấp thụ nước từ đất theo cơ chế thẩm thấu và vận chuyển chủ động

B, Nước và các chất khoáng hòa tan được vận chuyển một chiều trong mạch rây của thân từ rễ lên lá

C, Trao đổi nước gồm ba giai đoạn: hấp thụ nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá

D, Quá trình thoát hơi nước ở lá được thực hiện chủ yếu qua bề mặt lá

Trả lời:

Đáp án đúng: C

A, SAI: Vì vận chuyển theo 2 con đường: gian bào và tế bào chất

B, Sai: Vì nước và chất khoáng hòa tan được vận chuyển từ rễ lên thân, lá nhờ mạch gỗ

D, Sai: Vì thoát hơi nước ở lá chủ yếu qua khí khổng


3. Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của người là

A, Miệng → ruột non → thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn

B, Miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn

C, Miệng → ruột non → dạ dày → hầu → ruột già → hậu môn

D, Miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn

Trả lời:

Đáp án B, Miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn


4. Có bao nhiêu ví dụ sau đây thể hiện sự cân bằng nội môi?

(1) Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao, thận tăng cường tái hấp thu nước, tăng uống nước

(2) Ở người, pH máu được duy trì khoảng 7,35-7,45 nhờ hoạt động của hệ đệm, phổi và thận

(3) Phổi và ruột non đều có diện tích bề mặt rộng

(4) Nồng độ glucose trong máu người được duy trì trong khoảng 3,9-6,4 mmol/L

A, 4             B, 1             C, 2             D, 3

Trả lời:

Đáp án D, 3

Sai ở ý (3) phổi và ruột non có diện tích rộng phù hợp với trao đổi chất chứ không phản ánh sự cân bằng nội môi trong cơ thể


5. Khi chơi thể thao hoặc lao động nặng, chúng ta thường có hiện tượng thở gấp và bị mất nước.Tại sao?

Trả lời:

Khi chơi thể thao hoặc lao động nặng, cơ thể cần nhiều năng lượng để cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Tế bào phải hoạt động mạnh, tim co bóp nhanh để tạo ra năng lượng cho cơ thể, hệ hô hấp hoạt động nhiều nên nhịp thở tăng dẫn đến thở gấp; hệ bài tiết tiết mồ hôi nhiều hơn để điều hòa thân nhiệt dẫn đến cơ thể bị mất nước.


6. Tại sao chạy thận nhân tạo được xem là giải pháp tối ưu cho các bệnh nhân bị suy thận mãn tính?

Trả lời:

- Chạy thận nhân tạo được xem là giải pháp tối ưu cho các bệnh nhân bị suy thận mãn tính. Bởi vì bệnh nhân bị suy thận mãn tính thận bị suy giảm chức năng đến mức không thể phục hồi, không thể thực hiện chức năng gây ứ đọng các sản phẩm thải trong máu. 

- Phương pháp chạy thận nhân tạo là giải pháp tối ưu giúp thay thế chức năng của thận, đảm bảo sự sống của người bệnh. Chạy thận nhân tạo là quá trình lọc máu ngoài cơ thể theo một quy trình đã được quy định. Theo phương pháp này, máu từ cơ thể sẽ đi qua máy lọc thận để lọc bỏ các chất độc, muối và nước thừa tránh làm cho các chất này tích tụ gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh; sau đó sẽ trả máu sạch về cơ thể.


7. Trong quá trình phát triển của tế bào lympho, một số tế bào lympho T hỗ trợ sau khi được hoạt hoá sẽ biệt hoá thành tế bào T nhớ. Các tế bào này đóng vai trò như những “người lính canh gác”để hạn chế trường hợp tái nhiễm tác nhân gây bệnh. Hãy cho biết:

a. Các tế bào T nhớ sẽ hoạt động khi nào?

b. Sau khi kháng nguyên đã bị loại trừ hoặc sau khi khỏi bệnh, tế bào T nhớ còn tồn tại trong cơ thể không? Giải thích?

Trả lời:

a. Các tế bào T nhớ sẽ hoạt động sau khi cơ thể đã bị nhiễm tác nhân gây bệnh, khi đó các tế bào T nhớ đã tiếp xúc với kháng nguyên ít nhất một lần. Khi các tác nhân gây bệnh tái xâm nhập, cơ thể sẽ tạo đáp ứng miễn dịch thứ phát nhanh hơn và mạnh.

b, Sau khi kháng nguyên đã bị loại trừ hoặc sau khi khỏi bệnh, tế bào T nhớ còn tồn tại trong cơ thể vì chúng có tác dụng ghi nhớ các kháng nguyên để khi bị tái xâm nhập, cơ thể sẽ đáp ứng miễn dịch thứ phát nhanh và mạnh hơn (2-3 ngày)


8. Tại sao việc bú sữa mẹ có tác dụng tăng cường miễn dịch ở trẻ sơ sinh?

Trả lời:

- Việc bú sữa mẹ có tác dụng tăng cường miễn dịch ở trẻ sơ sinh vì trong sữa mẹ có chứa nhiều loại kháng thể cùng nhiều dưỡng chất quan trọng khác có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ, tạo điều kiện giúp trẻ chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn,…)

- Các kháng thể trong sữa non có khả năng diệt vi khuẩn, virus độc hại và điều hòa hệ miễn dịch giúp cơ thể trẻ sơ sinh chống lại bệnh tật, phát triển tối ưu toàn diện, nhờ đó cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh.


9. Ở cơ thể một người bình thường:

- Sau một bữa ăn có nhiều carbohydrate, lượng đường đo được trong máu ở tĩnh mạch cửa gan (tính mạch dẫn máu từ ruột non về gan) có thể tăng lên đến 3g/L; nhưng lượng đường trong máu ở tĩnh mạch cánh tay vẫn không tăng quá 1,2g/L.

- Khi hoạt động thể lực nhiều cần nhiều năng lượng tạo ra do sự phân giải glucose trong máu, lượng đường trong máu ở tĩnh mạch cánh tay cũng không xuống dưới mức 0,9g/L.

Hãy giải thích các hiện tượng trên.

Trả lời:

- Sau một bữa ăn có nhiều carbohydrate: Gan nhận nhiều glucose từ tĩnh mạch cửa gan khiến phần lớn glucose được biến đổi thành glycogen dự trữ trong gan và cơ, phần còn lại được gan biến đổi thành mỡ dự trữ trong mô mỡ. Từ đó đường huyết trong máu được giữ ổn định.

- Khi hoạt động thể lực nhiều khiến chúng ta tiêu dùng năng lượng của cơ thể làm glucose trong máu có xu hướng giảm, gan chuyển hóa glycogen dự trữ thành glucose; gan còn sử dụng các chất hữu cơ (lactic acid được giải phóng từ cơ, glycerol từ quá trình phân giải lipid,…) để tạo thêm glucose đưa vào bổ sung cho máu dẫn đến nồng độ glucose huyết tương được giữ ở mức ổn định.


10. Có ý kiến cho rằng: "tất cả thực vật đều có chlorophyll a". Dựa vào vai trò của chlorophyll a, em hãy cho biết ý kiến này đúng hay sai. Giải thích.

Trả lời:

Ý kiến trên đúng. Lí do vì:

- Chlorophyll a (ở trung tâm phản ứng) có vai trò trực tiếp tham gia vào quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học tích trữ trong ATP và khử NADP+ thành NADPH trong chuỗi truyền electron quang hợp, do đó, thiếu diệp lục a cây không thể quang hợp được.

- Các sinh vật, đặc biệt là những chất quang hợp oxy hoá sử dụng chlorophyll a và nó sử dụng nhiều enzyme khác nhau để sinh tổng hợp.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Sinh 11 Chân trời sáng tạo

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Trả lời câu hỏi Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Ôn tập chương 1 trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 25/02/2023 - Cập nhật : 11/08/2023