logo

(Chân trời sáng tạo) Soạn Sinh 11 Bài 23: Khái quát về sinh sản ở sinh vật (trang 157, 158)

Hướng dẫn Soạn Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 23: Khái quát về sinh sản ở sinh vật trang 157, 158 ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 23: Khái quát về sinh sản ở sinh vật

Lý thuyết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 23: Khái quát về sinh sản ở sinh vật


1. Ở ong mật, ong cái có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) trong khi ong đực lại có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n). Nguyên nhân nào đã dẫn đến sự khác nhau về bộ nhiễm sắc thể ở ong đực và ong cái?

Trả lời:

- Ong cái có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) trong khi ong đực lại có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) là vì ở ong có hình thức sinh sản, trứng không được thụ tinh sẽ phát triển thành ong đực còn trứng được thụ tinh sẽ phát triển thành ong cái có bộ NST lưỡng bội.


2. Cho ví dụ về một số sinh vật (động vật, thực vật) có hình thức sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính

Trả lời:

- Sinh vật có sinh sản hữu tính: người, gà, chó, mèo, trai sông, giun đất,...

- Sinh vật có sinh sản vô tính: các loại khoai, cây mía, dương xỉ


3. Nhiều loài sinh vật trong tự nhiên (ruột khoang, trùng sốt rét,…) có thể sinh sản vô tính hoặc sinh sản hữu tính tùy theo từng giai đoạn phát triển, điều kiện môi trường,… Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với các loài sinh vật đó?

Trả lời:

- Điều này giúp sinh vật tồn tại và thích nghi với điều kiện môi trường, giai đoạn sống.

- Ví dụ ở thủy tức: Khi điều kiện sống khó khăn thì chúng chuyển sang sinh sản hữu tính nhưng khi điều kiện thuận lợi, thủy tức sinh sản vô tính bằng đâm chồi.

Soạn Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 23: Khái quát về sinh sản ở sinh vật (trang 157, 158)

+ Sinh sản vô tính: Các chồi mọc lên từ vùng sinh chồi ở giữa cơ thể. Ở điều kiện thuận lợi, thủy tức non sẽ tách khỏi cơ thể mẹ thành một cơ thể độc lập và hình thành cơ thể trưởng thành. Lúc đầu là một mấu lồi, sau đó lớn dần lên rồi xuất hiện lỗ miệng và tua miệng.

+ Sinh sản hữu tính: Sinh sản hữu tính thường xảy ra khi thiếu thức ăn, ở mùa hạn.Tế bào trứng được tinh trùng của thủy tức đực đến thụ tinh. Sau khi thụ tinh, trứng phân cắt nhiều lần rồi tạo ra thủy tức con. 

>>> Xem toàn bộ: Soạn Sinh 11 Chân trời sáng tạo

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 23: Khái quát về sinh sản ở sinh vật trang 157, 158 trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 25/02/2023 - Cập nhật : 11/08/2023