logo

(Chân trời sáng tạo) Soạn Sinh 11 Bài 17: Cảm ứng ở động vật (trang 102, 115)

Hướng dẫn Soạn Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 17: Cảm ứng ở động vật trang 102, 115 ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 17: Cảm ứng ở động vật

Lý thuyết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 17: Cảm ứng ở động vật


1. Tại sao những người bị hạ calci trong máu thường bị rối loạn cảm giác

Trả lời:

- Bệnh nhân bị hạ Calcium hay còn gọi là hạ đường huyết là tình trạng nồng độ Calcium trong máu có giá trị thấp hơn mức độ giới hạn cho phép. Calcium là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động co dãn, đông cầm máu, dẫn truyền thần kinh và giải phóng hormone của cơ thể. Nếu không được sơ cứu và điều trị kịp thời, hạ canxi trong máu có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể chẳng hạn như rối loạn cảm giác.


2. Điều gì sẽ xảy ra nếu thụ thể đau ở người bị tổn thương?

Trả lời:

- Khi thụ thể đau bị tổn thương, não bộ sẽ không nhận biết về kích thích có hại cho cơ thể gây ra bởi các tác nhân nguy hiểm, vì vậy sẽ không phát hiện cảm giác đau.


3. Dựa vào kiến thức đã học, hãy trình bày cơ chế phản xạ tiết nước bọt ở chó khi nghe tiếng chuông

Soạn Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 17: Cảm ứng ở động vật (trang 102, 115)

Trả lời:

- Khi rung chuông thì trung khu thị giác hưng phấn làm chó quay đầu về phía âm thanh (phản xạ không điều kiện)

- Khi chó ăn thì trung khu điều khiển sự tiết nước bọt ở trụ não bị hưng phấn làm nước bọt tiết ra (phản xạ không điều kiện) đồng thời trung khu ăn uống ở vỏ não cũng bị hưng phấn.

- Rung chuông khi cho chó ăn thì trung khu thính giác và trung khu ăn uống đều hưng phấn và có sự khuếch tán các hưng phấn đó trong não tạo đường liên hệ tạm thời giữa trung khu thính giác và trung khu ăn uống.

- Nếu kết hợp rung chuông (trước vài giây) mới cho chó ăn, sự kết hợp lặp đi lặp lại nhiều lần thì ta thành lập được phản xạ có điều kiện ở chó là chỉ rung chuông (không cho ăn) chó vẫn tiết nước bọt.


4. Tại sao khi hệ thần kinh bị tổn thương có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể? Từ đó, hãy cho biết ý nghĩa quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe hệ thần kinh.

Trả lời:

- Hệ thần kinh đảm bảo cho cơ thể thích nghi với những thay đổi của môi trường sống. Giúp điều hòa, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể thành một khối thống nhất, 


5. Piperazin và pyrantel là hai loại thuốc có tác dụng tẩy một số loại giun kí sinh ở người (giun đũa, giun kim) thông qua ức chế hoạt động của hệ thần kinh. Hãy tìm hiểu và cho biết hai loại thuốc trên ức chế hoạt động của hệ thần kinh của giun bằng cách nào?

Trả lời:

- Piperazin là một chất đồng vận thụ thể GABA (Gamma-aminobutyric acid). Piperazine gây ra hiện tượng tăng phân cực các đầu dây thần kinh do liên kết trực tiếp và có chọn lọc vào các thụ thể GABA ở màng cơ, dẫn đến chứng tê liệt mềm của giun. Trong khi giun bị tê liệt, nó bị bong ra khỏi lòng ruột và được tống xuất ra khỏi cơ thể theo nhu động ruột bình thường.

- Thông qua giải phóng acetylcholin và ức chế cholinesterase. Pyrantel có tác dụng phong bế thần kinh - cơ khử cực trên các loại giun nhạy cảm với thuốc, kết quả là làm giun bị liệt cứng do kích thích receptor nicotinic ở hạch của giun khiến giun nhạy cảm. Sau đó, giun sẽ bị tống ra ngoài do nhu động ruột.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Sinh 11 Chân trời sáng tạo

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 17: Cảm ứng ở động vật trang 102, 115 trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 25/02/2023 - Cập nhật : 11/08/2023
/* */ /* */
/*
*/