logo

Soạn Sinh học 11 Cánh diều Bài Ôn tập chủ đề 1

Hướng dẫn Soạn Sinh học 11 Cánh diều Bài Ôn tập chủ đề 1 ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài Ôn tập chủ đề 1

Câu hỏi và bài tập trang 74 sinh học 11

Câu hỏi 1. Em hãy giải thích vì sao không nên để nhiều hoa tươi trong phòng ngủ.

Trả lời: 

Không nên để nhiều hoa tươi trong phòng ngủ bởi vì vào ban đêm cây sẽ ngừng quá trình quang hợp, chỉ xảy ra quá trình hô hấp. Khi đóng kín cửa phòng những vẫn để nhiều hoa tươi hoặc cây sẽ rất dễ bị thiếu khí, ngạt thở do trong quá trình hô hấp của cây sẽ hấp thụ rất nhiều khí O2 và thải ra môi trường rất nhiều khí CO2.

Câu hỏi 2. Biện pháp bảo quản nông sản nào đúng trong các biện pháp sau? Giải thích.

A. Giữ rau củ trong ngăn mát của tủ lạnh

B. Ngâm rau củ trong nước

C. Giữ các loại hạt đã phơi khô trong túi hút chân không

Trả lời: 

A. Đúng. Bởi vì nhiệt độ trong ngăn mát của tủ lạnh khá thấp đã làm giảm tốc độ hô hấp tế bào trong rau củ nhờ đó rau củ được kéo dài thời gian bảo quản hơn.

B. Sai. Bởi vì khi ngâm rau củ trong nước sẽ thúc đẩy quá trình phân hủy của vi sinh vật trong rau củ và dẫn đến tình trạng bị thối hỏng nhanh chóng.

C. Đúng. Bởi vì khi giữ các loại hạt đã phơi khô trong túi hút chân không sẽ giúp làm giảm tốc độ hô hấp tế bào của hạt về mức tối thiểu, nhờ đó mà quá trình bảo quản hạt sẽ được kéo dài thời gian.

Soạn Sinh học 11 Cánh diều Bài Ôn tập chủ đề 1 (trang 73, 74)

Câu hỏi 3. Các biện pháp chăm sóc cây trồng sau đây đúng hay sai? Giải thích.

A. Tưới đều nước cả vào rễ, thân và lá.

B. Tưới nước vào buổi trưa khi trời đang nóng.

C. Cắt tỉa các cành nhỏ ở phía gốc cây.

D. Tưới đẫm nước duy nhất một lần trong ngày.

E. Xới xáo giữ cho đất tơi xốp.

Trả lời: 

A. Sai. cây trên cạn chủ yếu hấp thụ nước qua rễ, không hấp thị qua thân và lá nến khi tưới đều nước lên cả thân và lá sẽ gây úng lá.

B. Sai. Khi trời đang nóng, tưới cây sẽ gây hại cho cây bở vì quá trình khí khổng của lá bị gây hại cũng như hạn chế quá trình hấp thụ nước và muối khoáng của cây.

C. Đúng. Việc cắt tỉa các cành sẽ giúp cây có thể nuôi dưỡng các cành phía trên bằng các chất dinh dưỡng, từ đó cây được phát triển và sinh trưởng bền vững.

D. Sai. Việc tưới đẫm nước duy nhất một lần trong ngày sẽ không mang lại hiệu quả mà gây hại đối với cây trồng, khiến cho cây dễ bị úng do việc hấp thụ nước và khoáng bị hạn chế.

E. Đúng. Xới xáo đất cho đất tơi xốp sẽ giúp cho đất được thoáng khí giúp cho quá trình hấp thụ nước và muối khoáng của cây được sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Câu hỏi 4. Hãy giải thích vì sao sau khi ăn không nên vận động mạnh.

Trả lời: 

Sau khi ăn không nên vận động mạnh bởi vì điều này sẽ làm cho hiệu quả tiêu hóa thức ăn bị giảm do lượng máu dùng để đáp ứng cho hoạt động tiêu hóa trong cơ quan tiêu hóa bị giảm xuống cơ bắp để đáp ứng cho các hoạt động vận động mạnh

Câu hỏi 5. Bảng dưới đây thể hiện một số thay đổi của cơ thể một người khỏe mạnh, bình thường khi hoạt động mạnh so với khi nghỉ ngơi. Hãy giải thích những thay đổi đó.

 Chỉ số

Khi nghỉ ngơi

Khi hoạt động mạnh 

Nhịp tim  75 nhịp/phút 115 nhịp/phút 
Nhịp hô hấp 18 nhịp/phút  25 nhịp/phút 
Tốc độ tạo nước tiểu   60 mL/giờ  40 mL/giờ

Trả lời: 

Nhịp tim khi hoạt động mạnh cao hơn khi nghỉ ngơi

Khi hoạt động mạnh, tốc độ hô hấp tế bào ở các tế bào cơ tăng lên dẫn đến hàm lượng O2 trong máu giảm, hàm lượng CO2 trong máu tăng, pH máu giảm. Từ đó, gây tác động lên thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cổ kích thích các hoạt động thần kinh giao cảm dẫn đến nhịp tim tăng.

Nhịp hô hấp khi hoạt động mạnh cao hơn khi nghỉ ngơi

Khi hoạt động mạnh, tốc độ hô hấp tế bào ở các tế bào cơ tăng sẽ dẫn đến hàm lượng O2 trong máu tăng và hàm lượng CO2 trong máu giảm. 

Tốc độ tạo nước tiểu khi hoạt động mạnh thấp hơn khi nghỉ ngơi 

Khi hoạt động mạnh, lượng máu đi nuôi cơ xương được tăng cường còn lượng máu tới ở hệ bài tiết (thận) giảm dẫn đến tình trạng lọc máu tạo nước tiểu giảm. Bên cạnh đó, cơ thể bị mất nhiều nước khi hoạt động mạnh do toát mồ hôi do đó, tốc độ tạo nước tiểu sẽ giảm.

Câu hỏi 6. Những khẳng định về hệ tuần hoàn ở động vật sau đây là đúng hay sai? Giải thích.

A. Hệ tuần hoàn cấu tạo gồm: tim, động mạch, mao mạch, tĩnh mạch.

B. Ở động vật có hệ tuần hoàn kép, áp lực máu ở động mạch chủ cao hơn động mạch phổi.

C. Tim hoạt động tự động do nút xoang nhĩ có khả năng tự động phát xung.

D. Vận động viên thể thao có nhịp tim trung bình khi nghỉ ngơi thấp hơn người cùng độ tuổi, giới tính nhưng không luyện tập thể dục thể thao.

Trả lời: 

A. Sai. Ở hệ tuần hoàn cấu tạo gồm: tim, hệ mạch và dịch tuần hoàn (máu).

B. Đúng. Do ở động vật có hệ tuần hoàn kép trong một chu kì hoạt động của tim, lượng máu đi vào động mạch chủ và động mạch phổi là như nhau tuy nhiên lực co của tâm thất trái lớn hơn tâm thất phải dẫn đến áp lực máu ở động mạch chủ cao hơn động mạch phổi.

C. Đúng. Tim hoạt động tự động do nút xoang nhĩ có khả năng tự động phát xung.

D. Đúng. Mặc dù vận động viên thể thao có nhịp tim trung bình khi nghỉ ngơi bị giảm nhưng thể tích tâm thu vẫn đảm bảo được lượng máu cung cấp cho các cơ quan khác.

Câu hỏi 7. Những phát biểu dưới đây về các phản ứng sinh lí có thể xảy ra với cơ thể người khi ăn mặn (ăn nhiều muối) liên tục trong thời gian dài.

(1) Nồng độ hormone ADH trong máu cao hơn bình thường.

(2) Huyết áp cao hơn bình thường.

(3) Nồng độ hormone aldosterone trong máu cao hơn bình thường.

(4) Nồng độ renin trong máu thấp hơn bình thường.

Hãy cho biết trong bốn phát biểu trên, những phát biểu nào đúng? Giải thích.

Trả lời: 

(1) Đúng. Khi ăn mặn, áp suất thẩm thấu trong máu tăng kích thích tiết hormone ADH dẫn đến nồng độ hormone ADH trong máu cao hơn bình thường.

(2) Đúng. Khi ăn mặn thường xuyên sẽ tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp bởi vì áp suất thẩm thấu trong máu tăng kích thích khả năng giải phóng hormone ADH dẫn tới tăng khả năng tái hấp thụ nước ở ống lượn xa và ống góp. Hay nói cách khác, làm giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu. Đồng thời, thể tích tuần hoàn tăng lên khiến áp lực lên mạch máu tăng. Lâu dần, áp lực này sẽ dẫn đến tình trạng bệnh cao huyết áp.

(3) Sai. Ăn mặn thường xuyên sẽ khiến huyết áp và thể tích máu tăng gây ức chế đến tuyến thượng thận tiết hormone aldosterone.

(4) Đúng. Ăn mặn sẽ khiến nồng độ Na+ tại ống thận tăng gây ức chế đến thận tiết renin.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Sinh 11 Cánh diều

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Sinh học 11 Cánh diều Bài Ôn tập chủ đề 1 trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 25/02/2023 - Cập nhật : 12/03/2024