logo

Soạn Sinh học 11 Cánh diều Bài 11: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

Hướng dẫn Soạn Sinh học 11 Cánh diều Bài 11: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 11: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

Lý thuyết Sinh học 11 Cánh Diều Bài 11: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

Câu hỏi mở đầu trang 75 Sinh học 11

Câu hỏi: Quan sát hình 11.1 cho biết rễ cây mọc hướng về phía nào? Vì sao?

Trả lời:

- Trong trường hợp trên, rễ cây sẽ mọc hướng về phía nguồn nước.

- Giải thích: Để tìm kiếm được nguồn nước cho cây, rễ cây có tính hướng nước (mọc hướng về phía có nguồn nước).

Câu hỏi trang 75 Sinh học 11

Câu hỏi: Quan sát hình 11.2, mô tả hiện tượng cảm ứng ở thực vật, động vật và con người.

Trả lời:

Hiện tượng cảm ứng ở hình 11.2 là:

+ Trong hộp đen, cây hoa phát triển về hướng có nguồn sáng.

+ Đàn vịt con đi theo vật thể chuyển động đầu tiên mà chúng thấy sau khi nở.

+ Cơ thể người đổ mồ hôi khi trời nóng, run khi trời lạnh.

Câu hỏi trang 76 Sinh học 11

Câu hỏi: Quan sát hình 11.3, cho biết cây cà chua và con cuốn chiếu phản ứng với những thay đổi của môi trường như thế nào?

Trả lời:

- Phản ứng của cây cà chua: Khi được đặt ở nơi có nguồn ánh sáng ở một phía, ngọn của các cây cà chua sẽ dần dần sinh trưởng uốn cong hướng về phía có ánh sáng.

- Phản ứng của con cuốn chiếu: Khi bị chạm vào, con cuốn chiếu sẽ ngay lập tức cuộn tròn người lại để tự vệ.

Luyện tập và vận dụng

Câu hỏi 1. Lấy thêm ví dụ về cảm ứng ở thực vật và động vật? 

Trả lời:

- Ví dụ về hiện tượng cảm ứng ở thực vật:

+ Hiện tượng cụp lai của lá cây trinh nữ khi tay chạm vào.

+ Khi trời tối thì lá cây me có hiện tượng cụp lại

+ Hoa của cây nghệ tây nở vào buổi sáng và khép lại vào buổi tối.

- Ví dụ về hiện tượng cảm ứng ở động vật:

+ Thủy tức, giun đất co mình lại khi chạm vào nó.

+ Khi ngửi thấy mùi thức ăn, chó tiết nước bọt.

+ Khi chạm phải vật nóng, ta có phản xạ rụt tay lại.

Câu hỏi 2. Điều gì xảy ra khi ánh sáng từ một vật phản chiếu vào mắt người? 

Trả lời:

Khi ánh sáng từ một vật phản chiếu vào mắt người sẽ xảy ra hiện tượng:

- Ánh sáng sau khi truyền từ vật qua giác mạc, đồng tử, thủy tinh thể sẽ hội tụ ở võng mạc và gây tác động lên tế bào thụ cảm ánh sáng ở mắt. 

- Tế bào thụ cảm ánh sáng sẽ phản ứng với ánh sáng truyền tới gây tác động đến xung thần kinh. 

- Xung thần kinh theo neuron hướng tâm đến neuron trung ương thần kinh và phân tích cho ta cảm nhận được về hình ảnh, màu sắc của vật.

Câu hỏi 3. Nêu ví dụ minh họa về sự tự điều chỉnh của cơ thể sinh vật.

Trả lời:

Ví dụ minh họa về sự tự điều chỉnh của cơ thể sinh vật là:

- Khi ở trong điều kiện ánh sáng có cường độ cao chiếu vào mắt thì mắt chúng ta thường có phản xạ là nheo mắt lại ngay lập tức để thu hẹp đồng tử mắt nhằm không để lọt quá nhiều ánh sáng mạnh đi vào mắt. 

- Ngược lại, khi ở trong điều kiện ánh sáng có cường độ yếu chiều vào nắt thì mắt sẽ có phản ứng mở rộng và đồng tử được dãn ra để thu nhận được nhiều ánh sáng hơn.

Câu hỏi 4. Nêu một số ứng dụng hiểu biết về cảm ứng của sinh vật trong đời sống.

Trả lời:

Một số ứng dụng hiểu biết về cảm ứng của sinh vật trong đời sống là:

- Tính hướng nước và hướng hóa của rễ: để tăng kích thước bộ rễ người ta thường bón phân và tưới nước xung quanh vùng rễ để kích thích sự tăng trưởng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu của rễ.

- Tính hướng tiếp xúc: Để cây thân leo sinh trưởng tốt người ta đã làm giàn để cố định và thúc đẩy sự phát triển của cây.

- Tập tính bỏ chạy: Một số động vật như chuột, chim,… thường có tập tính bỏ chạy khi nhìn thấy con người do đó để bảo vệ ruộng lúa khỏi chuột, chim,.. người ta thường đặt bù nhìn rơm hình ngường trong ruộng để đuổi chúng đi.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Sinh 11 Cánh diều

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Sinh học 11 Cánh diều Bài 11: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 25/02/2023 - Cập nhật : 12/03/2024