logo

Sinh đẻ có kế hoạch là gì?

Câu hỏi: Sinh đẻ có kế hoạch là gì?

Trả lời:

- Sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh về số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về sinh đẻ có kế hoạch và kế hoạch hóa gia đình để làm rõ câu hỏi trên nhé!


1. Khái niệm kế hoạch hóa gia đình

- Kế hoạch hóa gia đình là quá trình kiểm soát khả năng sinh con, điều chỉnh khoảng cách sinh con và số con trong gia đình. Có rất nhiều cách ngừa thai an toàn và hiệu quả, giúp các cặp vợ chồng thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình.

- Kế hoạch hóa gia đình bao gồm việc sử dụng cách ngừa thai tự nhiên, các biện pháp tránh thai, cách ngừa thai ngoài ý muốn và cả những cố gắng giúp cho các cặp vợ chồng khó sinh đẻ có thể mang thai. Có thể phân chia kế hoạch hóa gia đình làm 2 loại là kế hoạch hóa gia đình âm tính (giảm phát triển dân số) và kế hoạch hóa gia đình dương tính (tăng phát triển dân số). Trong đó, chủ yếu là kế hoạch hóa gia đình nhằm giảm phát triển dân số, góp phần ổn định dân số, xây dựng xã hội phát triển.


2. Vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch?

- Đối với gia đình, sinh đẻ có kế hoạch để nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.

- Đối với xã hội, sinh đẻ có kế hoạch làm giảm áp lực đối với phát triển kinh tế xã hội, tài nguyên môi trường.

[CHUẨN NHẤT] Sinh đẻ có kế hoạch là gì?

3. Mỗi gia đình nên có bao nhiêu con?

- Nếu như trước kia, “mỗi gia đình chỉ nên dừng lại ở 1 đến 2 con” thì hiện nay khẩu hiệu đó đã được thay bằng “mỗi gia đình nên có 2 con” để hạn chế hiện tượng già hóa dân số. Nếu như trước kia, với chính sách mỗi gia đình có 1-2 con, nhiều gia đình đã dừng lại ở con số 1. Theo cơ cấu 4-2-1 này (ông bà nội và ngoại, bố và mẹ, con) thì người con sẽ phải chăm sóc cho 6 người gồm ông bà hai bên và bố mẹ. Quá trình già hóa dân số như vậy cũng gây ảnh hưởng tới việc kéo dài cơ cấu dân số vàng, tăng phúc lợi xã hội và nhà nước bắt buộc phải có biện pháp tăng chất lượng nguồn lao động thay vì số lượng mà có một vài ý kiến là sử dụng cả chất xám của những người đã về hưu.

[CHUẨN NHẤT] Sinh đẻ có kế hoạch là gì? (ảnh 2)

4. Khoảng cách giữa các lần sinh con

- Thực hiện sinh con với khoảng cách phù hợp không chỉ tốt cho sự phát triển của đứa trẻ mà còn tốt cho sức khỏe của người mẹ. Sinh con hai lần cách nhau 2-3 năm được cho là khoảng thời gian lý tưởng bởi cơ thể mẹ đã hoàn toàn phục hồi sau lần vượt cạn đầu tiên, có những chuẩn bị sẵn sàng để nuôi nấng và chăm sóc cả hai đứa trẻ cùng một lúc. Trẻ cách nhau 2-3 tuổi cũng rất tốt để các bé cùng nhau phát triển và học tập.

- Hiện nay một số gia đình cũng sinh con cách nhau khoảng 4-5 năm bởi họ muốn dành nhiều thời gian nhất cho từng đứa trẻ. Trẻ cách nhau 4-5 tuổi đã có sự trưởng thành và phát triển rõ rệt, không còn ghen tỵ vì sự xuất hiện của em và sẵn sàng cùng cha mẹ chăm sóc cho em của mình. Trong khi đó, bố mẹ cũng có đủ thời gian nghỉ ngơi sau lần sinh thứ nhất và càng có những chuẩn bị vững vàng hơn để nuôi nấng cả hai đứa trẻ.


5. Các biện pháp tránh thai an toàn trong kế hoạch hóa gia đình hiện nay

- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình  có lợi ích rất nhiều mặt không chỉ hạn chết việc sinh con ngoài ý muốn, chủ động kiểm soát số con, ổn định dân số xã hội, mặt khác, các biện pháp tránh thai an toàn còn giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần chị em phụ nữ. Bên cạnh đó, các biện pháp còn góp phần giảm tỷ lệ nạo phá thai đang là vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay. Và các biện pháp tránh thai an toàn hiệu quả được áp dụng phổ biến trong kế hoạch hóa gia đình hiện nay bạn có thể tham khảo như sau: 

a. Bao cao su dành cho nữ

- Trước khi quan hệ tình dục người phụ nữ sẽ đặt bao đó và trong quan âm đạo. Bên trong bao có một vòng nhỏ di động giúp bao được đưa vào dễ dàng. Vòng lớn hơn ở bên ngoài, che phủ âm đạo và trùm kín dương vật khi quan hệ.

- Phương pháp này an toàn và được phụ nữ hiện đại sử dụng khá thường xuyên, ngăn ngừa sự hình thành thai nhi lên đến 95%. Tuy nhiên phương pháp này có giá thành khá cao, gấp 10 lần so với bao cao su nam. Và, cũng có nhiều chị em cảm thấy không thoải mái trong khi quan hệ tình dục.

b. Miếng dán ngừa thai

- Đây là một loại thuốc hấp thụ qua da chứ không phải đường tiêu hóa, nồng độ của thuốc đưa vào trong máu khá ổn định nên ít gây ra tác dụng phụ. Miếng dán này được dán vào da mỗi tuần mỗi lần, liên tục trong 3 tuần chu kỳ kinh nguyệt. Các hormone sẽ được giải phóng ngăn chặn quá trình rụng trứng.

- Hiệu quả của phương pháp này lên đến 99% nếu như bạn sử dụng đúng cách. Tuy nhiên sẽ gây ra một số tác dụng phụ như tăng cân, đau đầu, chóng mặt và giá thành cũng khá đắt đỏ.

c. Cấy que tránh thai

- Cấy que tránh thai là biện pháp được chị em thực hiện khá phổ biến bởi vì hiệu quả cao, tác dụng khoảng 3 đến 7 năm, chi phí cấy que tránh thai phù hợp với khả năng tài chính của nhiều người. Sử dụng biện pháp này, phụ nữ sẽ được đặt 1 hay nhiều que tránh thai có hình dáng như que diêm vào tay không thuận.

- Cơ chế hoạt động của phương pháp này đó chính là trong sản phẩm có chứa chất giúp trứng không bị rụng, ngăn ngừa việc tránh thai cao và không làm ảnh hưởng cảm xúc trong khi quan hệ vợ chồng. Tuy nhiên một số tác dụng của que cấy tránh thai là đau đầu, buồn nôn, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt…

d. Sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày

- Thuốc tránh thai hàng ngày sẽ phát huy tác dụng nếu như chị em sử dụng đều đặn. Hầu hết các loại thuốc tránh thai hàng ngày đều có hormone estrogen và progesterone giúp ngăn chặn quá trình thụ thai.

- Thuốc tránh thai cũng hoạt động bằng cách làm dày niêm mạc xung quanh cổ tử cung, khiến tinh trùng khó đi qua để thụ tinh với trứng đã rụng. Các hormone này cũng ức chế phóng noãn làm trứng không rụng được, khi tinh trùng đi vào sẽ không gặp trứng.

- Kế hoạch hóa gia đình là gì khi được hiểu chi tiết hơn, chúng ta đều thấy tác dụng tích cực ở nhiều mặt. Những tác dụng hay tác động tích cực từ kế hoạch hóa không chỉ dừng lại ở việc sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, để bảo đảm cho kế hoạch hóa thành công, mà còn góp phần cải thiện ý thức bảo vệ sức khỏe và vì sức khỏe nữ giới, góp phần bảo đảm hạnh phúc gia đình, và ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển chung của toàn xã hội.

icon-date
Xuất bản : 07/03/2022 - Cập nhật : 09/03/2022