logo

Sau khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng nếu ta?

Hiện tượng cộng hưởng là hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng đến giá trị cực đại khi tần số f của lực cưỡng bức tiến đến bằng tần số riêng f0 của hệ dao động. Sau khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng nếu ta tăng độ lớn lực ma sát thì biên độ giảm


Trắc nghiệm: Sau khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng nếu ta?

A. Tăng độ lớn lực ma sát thì biên độ giảm.

B. Giảm độ lớn lực ma sát thì chu kì tăng.

C. Tăng độ lớn lực ma sát thì biên độ tăng.

D. Giảm độ lớn lực ma sát thì tần số tăng.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Tăng độ lớn lực ma sát thì biên độ giảm.

Sau khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng nếu ta tăng độ lớn lực ma sát thì biên độ giảm


Giải thích của giáo viên Toploigiai vì sao chọn đáp án A

Cộng hưởng là một hiện tượng xảy ra trong dao động cưỡng bức hay một dao động được kích thích bởi một ngoại lực tuần hoàn nào đó có cùng tần số với dao động của riêng nó. Điều này khiến biên độ dao động cưỡng bức tăng lên một cách đột ngột. Cộng hưởng có thể xảy ra trong rất nhiều kiểu dao động như: dao động điện từ, dao động cơ học. khi có sự cộng hưởng thì biên độ dao động của các vật sẽ đạt được giá trị cực đại. Dựa vào khái niệm và đặc điểm của hiện tượng cộng hưởng ta thấy:

+ Độ lớn của lực ma sát không ảnh hưởng đến chu kì và tần số => Đáp án C và D sai.

+ Lực ma sát càng lớn biên độ cộng hưởng càng nhỏ => Đáp án A đúng, B sai

Vậy Sau khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng nếu ta tăng độ lớn lực ma sát thì biên độ giảm.

>>> Xem thêm: Điều kiện để xảy ra hiện tượng cộng hưởng là?


Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về hiện tượng cộng hưởng

Sau khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng nếu ta?

Câu 1. Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động

A. với tần số bằng tần số dao động riêng.

B. mà không chịu ngoại lực tác dụng.

C. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng.

D. với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng.

Đáp án: A. với tần số bằng tần số dao động riêng.

Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động với tần số bằng tần số dao động riêng.

Câu 2. Đối với dao động cơ, hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi tần số của lực cưỡng bức

A. rất nhỏ so với tần số riêng của hệ.

B. bằng chu kỳ riêng của hệ.

C. bằng tần số riêng của hệ

D. rất lớn so với tần số riêng của hệ.

Đáp án: C. bằng tần số riêng của hệ

Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi tần số (chu kỳ) của dao động cưỡng bức bằng với tần số (chu kỳ) của dao động riêng của hệ.

Câu 2: Hiện tượng cộng hưởng thể hiện rõ rết nhất khi

A. biên độ của lực cưỡng bức nhỏ.

B. tần số của lực cưỡng bức lớn.

C. lực ma sát của môi trường lớn.

D. lực ma sát của môi trường nhỏ.

Đáp án: D. lực ma sát của môi trường nhỏ.

Câu 4. Một chất điểm dao động cưỡng bức dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên điều hòa với tần số f. Chu kì của dao động là:

A. 1/2πf         

B. 2π/f        

C. 2f        

D. 1/f

Đáp án D. 1/f

Chu kì dao động của vật chính bằng chu kì dao động của ngoại lực cưỡng bức T = 1/f.

Câu 5: Hiện tượng cộng hưởng cơ học xảy ra khi nào?

A. tần số dao động cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ.

B. tần số của lực cưỡng bức bé hơn tần số riêng của hệ.

C. tần số của lực cưỡng bức bằng tần số của dao động cưỡng bức.

D. tần số của lực cưỡng bức lớn hơn tần số riêng của hệ.

Đáp án đúng: A. tần số dao động cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ.

---------------------------

Trên đây Toploigiai đã giúp bạn tìm hiểu về hiện tượng cộng hưởng. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt môn Vật lý. Chúc các em học tốt.

icon-date
Xuất bản : 23/09/2022 - Cập nhật : 23/09/2022