Tế bào lympho T (hay tế bào T) là một loại bạch cầu thuộc dòng tế bào lympho, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch đáp ứng của cơ thể. Vậy, sau khi nhân lên trong tế bào limpho T, HIV được phóng thích ra ngoài bằng cách nào? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu thêm kiến thức qua bài viết dưới đây nhé!
A. Tổng hợp các đoạn màng có gắn glycoprotein và hợp với màng sinh chất.
B. Tổ hợp vỏ capsid, hệ gene đi ra ngoài theo kiểu xuất bào.
C. Tiết enzyme làm tan màng tế bào và chui ra ngoài.
D. Kéo theo màng sinh chất của tế bào vật chủ và tạo thành vỏ ngoài của virus.
Đáp án đúng: A. Tổng hợp các đoạn màng có gắn glycoprotein và hợp với màng sinh chất.
Sau khi nhân lên trong tế bào limpho T, HIV được phóng thích ra ngoài bằng cách tổng hợp các đoạn màng có gắn glycoprotein và hợp với màng sinh chất. Các tế bào lympho T di chuyển từ tủy xương vào tuyến ức để trải qua quá trình “huấn luyện” trở thành những tế bào lympho T trưởng thành. Tại vỏ tuyến ức các tế bào lympho T hình thành nên các thụ thể bề mặt tế bào đặc trưng cho tế bào T (T cell receptor – TCR) giúp cho chúng có thể nhận diện được các kháng nguyên lạ.
Dựa vào đặc điểm chức năng của tế bào thì tế bào lympho T được phân thành 5 loại tế bào chính như sau:
+ Tế bào T gây độc (T CD8+): Tế bào T gây độc có khả năng nhận biết và tiêu diệt các tế bào bất thường như tế bào nhiễm vi rút hay tế bào ung thư thông qua sự liên kết đặc hiệu giữa thụ thể tế bào T (TCR) với kháng nguyên được trình diện trên phân tử MHC lớp I của tế bào bất thường.
+ Tế bào T hỗ trợ (T CD4+): Tế bào T hỗ trợ được hoạt hóa thông qua sự liên kết đặc hiệu giữa thụ thể tế bào T (TCR) với kháng nguyên lạ được phân tử MHC lớp II trình diện trên bề mặt của tế bào trình diện kháng nguyên.
+ Tế bào T điều hòa: tế bào T điều hóa có vai trò kiểm soát hệ miễn dịch và chống lại các bệnh tự miễn.
+ Tế bào T ghi nhớ: Tế bào T ghi nhớ có thời gian sống kéo dài hơn so với các loại tế bào T khác và chúng có khả năng tăng nhanh chóng để tạo ra một lượng lơn các tế bào T hiệu ứng (effector) khi tiếp xúc lại với kháng nguyên.
+ Tế bào giết tự nhiên T (natural killer T cells - NKT): Tế bào giết tự nhiên T là một nhóm tế bào có cả đặc điểm của tế bào T và tế bào giết tự nhiên (NK), có vai trò làm cầu nối giữa đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng. Tế bào giết tự nhiên T khi được hoạt hóa có thể thực hiện chức năng tương tự như tế bào T gây độc và T hỗ trợ.
+ Lao tuyến phế quản: đây là bệnh khá phổ biến ở trẻ em. Các triệu chứng phổ biến là đổ mồ hôi đêm, ho, thân nhiệt tăng lên đến 38 độ C.
+ Miliary Lao: bệnh này được phát triển từ bệnh phổi Microfocal do sự nhiễm độc nghiêm trọng của sinh vật. Đối với căn bệnh này, khi giảm bạch cầu lympho sẽ dẫn đến giảm hệ thống miễn dịch và rất dễ có chuyển biến xấu. (thường kết hợp với việc chẩn đoán HIV)
+ U tủy: đây là các bệnh liên quan đến khối u. Bệnh chỉ có thể xác định qua thực hiện xét nghiệm Bence-Jones, chụp X-ray, chẩn đoán dựa trên lượng protein trong nước tiểu hoặc tình trạng phổi của bệnh nhân.
>>> Tham khảo: Tại sao những người bị hội chứng HIV-AIDS thường dễ mắc các bệnh như lở loét da và tiêu chảy?