Trước khi bắt tay vào việc dạy học sinh các phương pháp giải toán có lời văn, tôi đã hệ thống, bổ sung cho các em các kiến thức có liên quan đến việc giải các bài toán có lời văn.
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, qua điều tra thực trạng ban đầu, tôi đã nghiên cứu và tìm ra các giải pháp giúp học sinh thực hiện đúng các bài toán có lời văn.
- Khi giải một bài toán phải tuân thủ theo các bước:
+ Bước 1: Đọc kĩ đề, phân tích các yếu tố của bài toán.
+ Bước 2: Tóm tắt bài toán bằng cách dễ hiểu nhất.
+ Bước 3: Phân tích bài toán để nhận dạng toán và tìm cách giải
+ Bước 4: Giải bài toán và thử lại các kết quả.
+ Bước 5: Khai thác - mở rộng bài toán.
- Nắm chắc phương pháp giải của từng dạng toán điển hình.
Sau đây là một số biện pháp tôi thực hiện rèn kĩ năng giải toán cho học sinh lớp 2:
Sau khi đã hệ thống các kiến thức liên quan tôi bắt tay vào việc dạy từng phương pháp phù hợp với các đối tượng học sinh.
- Trước hết muốn giải được bài toán có lời văn, giáo viên cần cho học sinh nắm được đường lối chung để giải bài toán có lời văn được thực hiện 5 bước sau:
+ Bước 1: Tìm hiểu đề: Học sinh phải đọc kỹ đề toán để phân biệt dữ kiện của bài - xác định được cái đã cho và cái phải tìm.
+ Bước 2: Phân tích bài toán
- Sau khi học sinh đọc bài toán, giáo viên cần đặt câu hỏi gợi mở để học sinh hiểu được đề bài.
+ Bài toán cho ta biết gì ?
+ Bài toán hỏi điều gì ?
+ Muốn giải được bài toán ta phải sử dụng phép tính nào ?
Để tránh nhàm chán các câu hỏi lặp lại nhiều lần, giáo viên cần thay đổi câu hỏi để phát huy tư duy của học sinh.
Ta có thể hỏi ngược lại:
+ Bài toán hỏi điều gì ?
+ Ta biết điều gì ở bài toán ?
+ Muốn giải được bài toán trước hết ta phải tìm gì ?
Khi học sinh đó hiểu được bài toán, giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán.
+ Bước 3: Tóm tắt bài toán
Việc này giúp các em bỏ bớt được những câu, những chữ không thật quan trọng trong đề toán, biểu thị được bằng lời hoặc hình vẽ các mối quan hệ trong bài toán, làm cho bài toán được rút gọn lại, mối quan hệ giữa các số đã cho và số phải tìm hiện ra rõ hơn. Các em nhìn tóm tắt có thể đọc lại bài toán một cách chính xác (học sinh sẽ giải bài toán dễ dàng hơn).
Ở phần này, giáo viên cần cho học sinh biết nhiều cách tóm tắt khác nhau.
Ví dụ: Bài 4 (SGK - trang 14) - Một lớp học có 14 học sinh nữ và 16 học sinh nam. Hỏi lớp đó có tất cả bao nhiêu học sinh ?
Tóm tắt: Nữ: 14 học sinh
Nam: 16 học sinh
Tất cả: .... học sinh ?
Bước 4: Giải bài toán
Các em dựa vào tóm tắt để viết bài giải
Lớp học đó có số học sinh là:
14 + 16 = 30 (HS)
Đáp số: 30 học sinh
Bước 5: Thử lại kết quả
Tức là học sinh kiểm tra xem kết quả tính đó đúng chưa ? Lời giải đó chuẩn chưa ? và đáp số đầy đủ chưa ?
Ở ví dụ trên ta lấy tổng số học sinh cả lớp trừ đi số học sinh nữ mà ra số học sinh nam là đúng hoặc ngược lại.
Trong 5 bước trên thì các em làm vào vở bước 3 và bước 4.Còn các bước khác các em chỉ suy nghĩ làm miệng hoặc làm nháp.
Khi học sinh đã nắm vững 5 bước của một bài toán có lời văn với từng loại bài khác nhau. Khi giải xong giáo viên cần chốt cho học sinh những điều cơ bản cần ghi nhớ.
Khi dạy “Bài toán về nhiều hơn”, giáo viên giúp học sinh biết cách xác định: số lớn, số bé, phần “nhiều hơn”. Vậy khi dạy dạng toán này học sinh chỉ cần vận dụng công thức
Số lớn = số bé + phần “nhiều hơn”
Bài toán 1: Hòa có 4 bông hoa, Bình nhiều hơn Hòa 2 bông hoa. Hỏi Bình có bao nhiêu bông hoa ?
Bài giải
Ở đây số lớn là số hoa của ai ?
Số bé là số hoa của bạn nào ?
Vậy tìm số hoa của Bình bằng cách nào ?
Học sinh giải:
Bình có số bông hoa là:
4 + 2 = 6 (bông hoa)
Đáp số: 6 bông hoa
Để tránh cho học sinh dập khuôn máy móc cứ thấy bài toán có “nhiều hơn” là sử dụng phép cộng. Buổi chiều có tiết hướng dẫn học tôi luyện thêm cho các em bài toán khác.
Bài toán 2: Tùng có 15 viên bi, Tùng nhiều hơn Toàn 3 viên bi. Hỏi Toàn có bao nhiêu viên bi ?
Với bài toán này, sau khi đọc kĩ đề, phân tích thì học sinh sẽ tóm tắt như sau:
Tóm tắt:
Tùng : 15 viên bi
Toàn : nhiều hơn 3 viên bi
Khi đã tóm tắt được bài toán, nhìn sơ đồ, học sinh sẽ dễ dàng giải hơn.
Bài giải
Toàn có số viên bi là :
15 - 3 = 12 (viên bi)
ĐS : 12 viên bi
Mặt khác rèn thêm kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh dạng này, tôi đưa thêm bài toán trắc nghiệm sau :
Bài toán 3 : Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng.
Lan có 19 bông hoa, Huệ nhiều hơn Lan 3 bông hoa. Hỏi Huệ có bao nhiêu bông hoa ?
A. 2 bông hoa
B. 16 bông hoa
C. 22 bông hoa
Học sinh phải khoanh vào đáp án C vì số hoa của Huệ bằng 19 + 3 = 22
Xem tiếp file đầy đủ tại đây: