logo

Sản xuất giống cây trồng bằng hạt cần trải qua mấy năm?

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Sản xuất giống cây trồng bằng hạt cần trải qua mấy năm?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Công nghệ 7 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: Sản xuất giống cây trồng bằng hạt cần trải qua mấy năm?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Trả lời: 

Đáp án đúng: B. 4

Sản xuất giống cây trồng bằng hạt cần trải qua 4 năm.

Giải thích: 

- Năm thứ 1: gieo hạt giống đã phục tráng và chọn cây có đặc tính tốt.

- Năm thứ 2: Hạt của mỗi cây tốt gieo thành từng dòng, lấy hạt các dòng tốt nhất hợp lại thành giống siêu nguyên chủng.

- Năm thứ 3: từ giống siêu nguyên chủng nhân thành giống nguyên chủng.

- Năm thứ 4: từ giống nguyên chủng nhân thành giống sản xuất đại trà.


Kiến thức tham khảo về sản xuất giống cây trồng bằng hạt


1. Sản xuất giống cây trồng

- Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích tạo ra nhiều hạt giống, cây con giống phục vụ gieo trồng.


2. Sản xuất giống cây trồng bằng hạt

- Năm thứ 1: gieo hạt giống đã phục tráng và chọn cây có đặc tính tốt.

- Năm thứ 2: Hạt của mỗi cây tốt gieo thành từng dòng, lấy hạt các dòng tốt nhất hợp lại thành giống siêu nguyên chủng.

- Năm thứ 3: từ giống siêu nguyên chủng nhân thành giống nguyên chủng.

- Năm thứ 4: từ giống nguyên chủng nhân thành giống sản xuất đại trà.

a) Ưu điểm

- Hệ số nhân giống cao.

- Tuổi thọ của cây trồng bằng hạt thường cao hơn bình thường

- Kỹ thuật đơn giản và dễ làm.

- Chi phí lao động thấp nên do đó giá thành cây con cũng sẽ thấp.

- Cây trồng bằng hạt thường thích ứng rộng với điều kiện ngoại cảnh.

b) Nhược điểm

- Cây giống trồng từ hạt thường không giữ được những đặc tính của cây mẹ.

- Cây giống trồng từ hạt thường thu hoạch muộn

- Cây giống trồng từ hạt thường có thân tán cao, gặp khó khăn trong việc chăm sóc và thu hoạch.

Do vậy, phương pháp nhân giống bằng hạt chỉ được sử dụng trong một số trường hợp:

- Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép

- Sử dụng gieo hạt đối với những cây ăn quả chưa có phương pháp khác tốt hơn.

- Dùng trong công tác lai tạo chọn lọc giống.

c) Lưu ý khi nhân giống bằng hạt

Để hạt nảy mầm đều, tỷ lệ nảy mầm cao cần phải nắm được đặc tính sinh lý của hạt.

+ Một số giống cây ăn quả hạt chín sinh lý sớm, hạt có thể nảy mầm ngay khi quả chín, ví dụ: mít, cam, quýt, đu đủ…

+ Một số giống sau thu hoạch nên gieo ngay, càng để lâu sức nảy mầm càng giảm, như: vải, nhãn, đu đủ, na…

+ Một số giống muốn hạt nảy mầm tốt cần được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp khoảng 3 - 6°C từ 1 - 2 tuần, như: đào, mận, hồng…

+ Một số hạt có vỏ cứng cần được xử lý trước khi gieo như ngâm nước nóng, gọt bớt lớp vỏ ngoài, tác động cơ giới bằng cách đập nhẹ để tách được lớp vỏ cứng, xử lý hoá học đối với hạt đào, mơ, mận, táo ta… Riêng với dừa thì dùng dao phạt một lớp vỏ ngoài phía gần cuống cho đến gần sọ dừa …

d) Điều kiện ngoại cảnh để hạt nảy mầm tốt

- Nhiệt độ thích hợp đối với hạt giống cây ăn quả nhiệt đới: 23 - 35°c, cây ăn quả á nhiệt đới: 15,5 - 26,5°C, cây ăn quả ôn đới: 10 - 21°C.

- Độ ẩm đất: 70 - 80% độ ẩm bão hoà.

- Đủ ô xy: Đất gieo hạt phải tơi xốp, thoáng khí, không nên lấp hạt quá sâu nhất là với các loại hạt bé.

- Phải nắm được các đặc tính, sinh lý của hạt: một số hạt chín sinh lý sớm, nảy mầm ngay trong hạt (hạt mít, hạt bưởi); một số hạt có vỏ cứng cần xử lý hoá chất, bóc bỏ vỏ cứng trước khi gieo (hạt xoài, hạt mận) và một số hạt khi để lâu sẽ mất sức nảy mầm (hạt nhãn, hạt vải).

e) Các phương pháp gieo hạt làm cây giống

- Gieo ươm hạt trên luống 

Gieo hạt ươm cây trong bầu. Phương pháp này có nhiều ưu điểm: dễ chăm sóc cây con, đỡ công bứng bầu, không làm tổn thương bộ rễ vì vậy khi trồng tỷ lệ sống cao, cây phát triển nhanh, khoẻ,  vận chuyển cây con đi xa thuận lợi (bầu dùng túi pôlyêtylen có đục lỗ ở đáy, độ lớn của túi phụ thuộc vào giống cây).

+ Đất gieo hạt phải được cày bừa kỹ, bón lót 50 - 70 kg phân chuồng hoai mục + 0,5 - 0,7 kg supe lân/100m2 và lên thành các luống cao 10 - 15 cm, mặt luống rộng 0,8 - 1,0 m, khoảng cách giữa các luống 40 - 50 cm.

+ Hạt được gieo thành hàng hoặc theo hốc với các khoảng cách tuỳ thuộc vào loại cây ăn quả, gieo ươm để lấy cây ra ngôi hoặc gieo trực tiếp lấy cây giống. Độ sâu lấp hạt từ 1 - 3 cm tuỳ thuộc vào thời vụ gieo và tuỳ thuộc vào hạt giống cây ăn quả đem gieo.

+ Các khâu chăm sóc phải được làm thường xuyên như: tưới nước giữ ẩm, nhổ cỏ, xới xáo phá váng, bón phân đặc biệt là theo dõi, phát hiện và phòng trừ bệnh kịp thời. Bón thúc bằng nước phân chuồng pha loãng 1/10 - 1/15 hoặc các loại phân vô cơ pha loãng 1%.

- Gieo ươm hạt trong bầu

Đất trong bầu có thể dùng lớp đất mặt tơi xốp trộn thêm phân chuồng hoai và một ít phân lân (dùng 1 g lân nguyên chất cho 1 kg đất bầu). Các khâu kỹ thuật chăm sóc khác làm đầy đủ như gieo hạt trong vườn ươm.

Phương pháp gieo ươm hạt trong túi bầu được sử dụng cho cả phương pháp nhân giống bằng hạt và gieo ươm cây gốc ghép cho nhân giống bằng phương pháp ghép. Hạt giống được gieo trực tiếp vào túi bầu tiêu chuẩn hoặc gieo vào túi bầu nhỏ rồi tiến hành ra ngôi sau. Hạt giống thường được xử lý và ủ cho nứt nanh mới tiến hành gieo. Hỗn hợp bầu đang được sử dụng là đất + phân chuồng hoai mục với tỷ lệ là 1 m3 đất mặt + 200 - 300 kg phân chuồng hoai mục + 10 - 15 kg supe lân. Các khâu kỹ thuật chăm sóc được tiến hành tương tự như phương pháp gieo ươm hạt trên luống đất.


3. Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính

- Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính thường được áp dụng cho các loại cây ăn quả (trái), cây hoa, cây cảnh (kiểng).

- Kỹ thuật nhân giống sinh dưỡng bao gồm:

+ Chiết cành không khí hoặc mặt đất

+ Giâm cành

+ Phân chia

+ Ghép và ghép chồi, được sử dụng rộng rãi trong nhân giống cây ăn quả

+ Vi nhân giống

+ Thân bò lan hoặc thân bò

+ Các cơ quan lưu trữ như thân hành, giả thân hành, củ và thân rễ

+ Giâm cành

+ Chia tỷ lệ

+ Chồi mầm

Sản xuất giống cây trồng bằng hạt cần trải qua mấy năm?

a) Ưu điểm

-Cây thích nghi tốt 

- Cây giữ được đặc tính của cây mẹ 

- Nhanh ra hoa, quả. 

- Tạo cây con nhiều, nhanh, đồng loạt (đối với giâm cành) 

b) Nhược điểm 

- Qua nhiều thế hệ thì cây bị thoái hóa 

- Cây không có rễ cọc nên yếu 

- Không tạo được nhiều cây (đối với phương pháp chiết cành)


4. Điều kiện bảo quản hạt giống

Để hạt giống đạt được chất lượng tốt nhất thì bạn cần phải chú ý đến điều kiện bảo quản. Cụ thể như sau:

- Kín: bạn cần lựa chọn dụng cụ bảo quản có nắp đậy nhằm tránh hạt tiếp xúc với những mầm bệnh có trong môi trường.

- Khô: hạt giống cần phải được phơi khô và bảo quản tại một nơi khô ráo, tránh để ở môi trường ẩm ướt. Tránh để hạt không bị hút ẩm làm ảnh hưởng đến năng suất gieo trồng.

- Mát: Nhiệt độ bảo quản tốt nhất bạn nên lựa chọn để bảo quản hạt giống là từ 20 - 22oC. Ở nhiệt độ cao hạt giống hô hấp mạnh làm tiêu hao nhanh chóng lượng dinh dưỡng dự trù và làm giảm sức sống của cây trồng sau này. Chính vì vậy bạn cần bảo quản ở một nơi thoáng và đặc biệt mát mẻ.

- Sạch:  Bảo đảm hạt giống đã được làm sạch một cách kỹ càng trước khi tiến hành cất giữ trong hộp lưu trữ.

icon-date
Xuất bản : 13/04/2022 - Cập nhật : 21/11/2022