logo

Sấm sét từ đâu mà có?


Câu hỏi: Sấm sét từ đâu mà có?

Trả lời:

Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có thể lên tới hàng triệu vôn. Giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện và ta trông thấy một tia chớp. Vài giây sau ta mới nghe thấy tiếng nổ, đó là sấm (do vận tốc ánh sáng nhanh hơn vận tốc của tiếng động nên ta trông thấy tia chớp trước). Hiện tượng sấm sét: Khi đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp một vật có độ cao như cây cối, người cầm cuốc xẻng… thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất. 

Để hiểu rõ hơn về sấm sét, mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây nhé!


1. Sấm sét là gì?

Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và mặt đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu, đôi khi còn xuất hiện trong các trận phun trào núi lửa hay bão bụi (cát). Khi phóng tĩnh điện trong khí quyển, một tia sét có thể di chuyển (từ mây xuống đất) với tốc độ gần 100,000 km/s. Vì tia sét là sự di chuyển của các hạt mang điện (electron và ion) dưới dạng dòng plasma phát sáng nhưng hình ảnh của sét truyền đi bằng ánh sáng hay photon nên có thể thấy nó trước khi nghe tiếng sấm, vì tiếng động chỉ truyền đi được 343 m/s trong điều kiện bình thường của không khí còn ánh sáng thì đi được 299,792 km/s. Sét có thể đạt tới nhiệt độ trên 30,000 K (29,726 °C), gấp 5 lần nhiệt độ bề mặt Mặt Trời (5,778 K), và hơn 20 lần nhiệt độ cần thiết để biến cát silica thành thủy tinh (chỉ cần 1,713 °C để làm nóng chảy SiO2), những viên đá được tạo ra bởi sét đánh vào cát gọi là fulgurite (thường chúng có dạng hình ống do sét di chuyển vào lòng đất).

Trong những năm gần đây, rất nhiều công trình, đường dây tải điện, kho tàng, các thiết bị ngành Hàng không, Hàng hải, Bưu chính Viễn thông, thiết bị nghiên cứu khoa học, thiết bị điện tử đã bị sét đánh hỏng gây thiệt hại rất lớn. Ngoài thiệt hại về kinh tế, sét còn gây thiệt hại về người, gây tâm lý hoang mang ở một số địa phương trong cả nươc.

sấm sét từ đâu mà có

Dông sét là một trong số những hiểm họa thiên tai vô cùng nguy hiểm đối với tính mạng con người và gây ra những thiệt hại rất lớn về tài sản vật chất và dịch vụ.

Năm 1769, khi đó nhân loại chưa biết đến những thiết bị chống sét và cột thu lôi như ngày nay. Một thảm hoạ đã xảy ra khi sét đánh trúng kho dự trữ thuốc nổ hơn 1000 tấn tại một thành phố của Italia. Cả toà nhà nổ tung và làm chết hơn 3000 người sống trong thành phố.

Tài liệu này được ThyAn biên soạn dựa trên cơ sở các khuyến nghị của liên minh viễn thông quốc tế (ITU), các tiêu chuẩn của hội đồng kỹ thuật điện quốc tế (IEC) có tham khảo các tiêu chuẩn chống sét, tài liệu chống sét của một số quốc gia trên thế giới và các kết quả nghiên cứu về sét tại Việt nam.

>>> Tham khảo: Siêu bão sấm sét trắng là gì?


2. Sấm sét từ đâu mà có?

Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có thể lên tới hàng triệu vôn. Giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện và ta trông thấy một tia chớp. Vài giây sau ta mới nghe thấy tiếng nổ, đó là sấm (do vận tốc ánh sáng nhanh hơn vận tốc của tiếng động nên ta trông thấy tia chớp trước). Hiện tượng sấm sét: Khi đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp một vật có độ cao như cây cối, người cầm cuốc xẻng… thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất. 

Sét là sự phóng điện trong cơn dông, là nguồn điện cực kỳ mạnh và được coi là phép màu của tự nhiên. Nguyên nhân chính là do sự hình thành các điện tích khối lớn trong cơn dông. Nguồn sét chính là đám mây mưa mang điện tích dương và âm ở phần trên và dưới sinh ra một điện trường cường độ vô cùng lớn

Trong quá trình tích luỹ các điện tích có phân cực khác nhau, một điện trường với cường độ luôn được gia tăng hình thành xung quanh đám mây. Khi Gradient điện thế ở một điểm bất kỳ của đám mây đạt giá trị tới hạn về tính chất cách điện của không khí (với áp lực khí quyển bình thường, khoảng 3.106 V/m) ở đó xảy ra sự đánh xuyên hay sét tiên đạo.

sấm sét từ đâu mà có

Sét gây ra các tác hại tĩnh điện, điện từ, nhiệt, động lực đến các đối tượng xung quanh như thiết bị kỹ thuật điện, đường dây thông tin, tín hiệu, truyền số liệu, đường dây điện lực, các phương tiện thông tin, vô tuyến điện tử  và thường gây ra các thiệt hại lớn.

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về sấm sét từ đâu mà có. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 26/08/2022 - Cập nhật : 26/08/2022