logo

Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 3: Công nghệ phổ biến

Hướng dẫn giải bài tập Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 3: Công nghệ phổ biến nằm trong bộ sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn hi vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Công nghệ 10 Bài 3.

 Bài 3: Công nghệ phổ biến

Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 3 - Cơ bản

Câu 1. Công nghệ thứ tư trong lĩnh vực điện – điện tử được đề cập đến là:

A. Công nghệ sản xuất điện năng

B. Công nghệ điện – quang

C. Công nghệ điện – cơ

D. Công nghệ điều khiển và tự động hóa

Giải thích: Công nghệ thứ tư trong lĩnh vực điện – điện tử được đề cập đến là công nghệ điều khiển và tự động hóa. Công nghệ này sử dụng các phương pháp kỹ thuật trong việc điều khiển và tự động hóa các thiết bị điện tử, máy móc và những hệ thống khác.

Câu 2. Công nghệ đầu tiên trong lĩnh vực điện – điện tử được đề cập đến là:

A. Công nghệ sản xuất điện năng

B. Công nghệ điện – quang

C. Công nghệ điện – cơ

D. Công nghệ điều khiển và tự động hóa

Câu 3. Công nghệ thứ hai trong lĩnh vực luyện kim được đề cập đến là:

A. Công nghệ luyện kim

B. Công nghệ đúc

C. Công nghệ gia công cắt gọt

D. Công nghệ gia công áp lực

Giải thích: Công nghệ thứ hai trong lĩnh vực luyện kim được đề cập đến là công nghệ đúc. Công nghệ đúc đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả, hiệu suất của quá trình sản xuất, tăng cường độ chính xác của sản phẩm, giúp giảm thiểu chi phí sản xuất.

Câu 4. Công nghệ thứ ba trong lĩnh vực điện – điện tử được đề cập đến là:

A. Công nghệ sản xuất điện năng

B. Công nghệ điện – quang

C. Công nghệ điện – cơ

D. Công nghệ điều khiển và tự động hóa

Câu 5. Công nghệ gia công áp lực là gì?

A. Là công nghệ điều chế kim loại, hợp kim để dùng trong cuộc sống từ các loại quặng hoặc từ các nguyên liệu khác.

B. Là công nghệ chế tạo sản phẩm kim loại bằng phương pháp nấu kim loại thành trạng thái lỏng, sau đó rót vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm.

C. Là công nghệ thực hiện việc lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt và máy cắt kim loại để tạo ra chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.

D. Là công nghệ dựa vào tính dẻo của kim loại, dùng ngoại lực của thiết bị làm cho kim loại biến dạng theo hình dáng yêu cầu

Giải thích: Công nghệ gia công áp lực là công nghệ dựa vào tính dẻo của kim loại, dùng ngoại lực của thiết bị làm cho kim loại biến dạng theo hình dáng yêu cầu. Công nghệ gia công áp lực tạo ra sản phẩm có độ bền, độ chính xác cao, có tính đồng nhất trong kích thước và hình dạng.

Câu 6. Công nghệ đầu tiên trong lĩnh vực luyện kim được đề cập đến là:

A. Công nghệ luyện kim

B. Công nghệ đúc

C. Công nghệ gia công cắt gọt

D. Công nghệ gia công áp lực

Câu 7. Truyền thông không dây có loại nào sau đây?

A. Công nghệ wifi

B. Công nghệ bluetooh

C. Công nghệ mạng di động

D. Cả 3 đáp án trên

Giải thích: Truyền thông không dây là một lĩnh vực đa dạng với nhiều công nghệ khác nhau được sử dụng để truyền tín hiệu giữa các thiết bị. Truyền thông không dây có 3 loại chính là công nghệ Wifi, công nghệ Bluetooth và công nghệ mạng di động. 

Câu 8. Công nghệ thứ hai trong lĩnh vực điện – điện tử được đề cập đến là:

A. Công nghệ sản xuất điện năng

B. Công nghệ điện – quang

C. Công nghệ điện – cơ

D. Công nghệ điều khiển và tự động hóa

Câu 9. Truyền thông không dây gồm mấy loại?

A. 1                                                                     

B. 2

C. 3                                                                     

D. 4

Câu 10. Công nghệ thứ ba trong lĩnh vực luyện kim được đề cập đến là:

A. Công nghệ luyện kim

B. Công nghệ đúc

C. Công nghệ gia công cắt gọt

D. Công nghệ gia công áp lực

Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 3 - Nâng cao

Câu 11. Nguyên liệu sản xuất gang là từ:

A. Quặng sắt

B. Gang bằng lò oxi

C. Gang bằng lò hồ quang

D. Cả B và C đều đúng

Giải thích: Nguyên liệu sản xuất gang là từ quặng sắt. Quặng sắt là một loại khoáng chất chứa thành phần chủ yếu là sắt và các hợp chất khác như silic, photpho, mangan, lưu huỳnh,... Trong quá trình luyện sắt thì các thành phần khác nhau trong quặng sẽ được tách ra để sản xuất gang với tính chất khác nhau tùy thuộc theo mục đích sử dụng.

Câu 12. Lí do đèn LED được sử dụng rộng rãi là:

A. Tiết kiệm điện năng

B. Hiệu quả chiếu sáng cao

C. Tuổi thọ cao

D. Cả 3 đáp án trên

Giải thích: Lí do đèn LED được sử dụng rộng rãi do tiết kiệm điện năng, hiệu quả chiếu sáng và tuổi thọ cao. Đèn LED sử dụng công nghệ diode phát quang cho phép tạo ra ánh sáng có độ sáng lớn, tuổi thọ đèn cao và tiết kiệm điện năng hơn so với các loại đèn truyền thống khác.

Câu 13. Công nghệ đúc là gì?

A. Là công nghệ điều chế kim loại, hợp kim để dùng trong cuộc sống từ các loại quặng hoặc từ các nguyên liệu khác.

B. Là công nghệ chế tạo sản phẩm kim loại bằng phương pháp nấu kim loại thành trạng thái lỏng, sau đó rót vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm.

C. Là công nghệ thực hiện việc lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt và máy cắt kim loại để tạo ra chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.

D. Là công nghệ dựa vào tính dẻo của kim loại, dùng ngoại lực của thiết bị làm cho kim loại biến dạng theo hình dáng yêu cầu

Giải thích: Công nghệ đúc là công nghệ chế tạo sản phẩm kim loại bằng phương pháp nấu kim loại thành trạng thái lỏng, sau đó rót vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm. Công nghệ đúc được được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp để chế tạo các sản phẩm kim loại với kích thước đa dạng, hình dạng phức tạp và yêu cầu độ chính xác cao.

Câu 14. Bản chất của công nghệ hàn là:

A. Tạo mối liên kết cố định giữa các chi tiết kim loại bằng cách nung nóng chảy kim loại ở vùng tiếp xúc, sau khi nguội các chi tiết liên kết tạo thành một khối.

B. Sử dụng ngoại lực tác dụng lên vật liệu kim loại có tính dẻo, làm cho nó biến dạng thành sản phẩm có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.

C. Bóc đi lớp vật liệu thừa trên phôi, tạo ra chi tiết có hình dạng và kích thước chính xác theo yêu cầu.

D. Kim loại nấu chảy dưới dạng lỏng được rót vào khuôn, sau khi nguội và kết tinh sẽ tạo thành vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.

Giải thích: Bản chất của công nghệ hàn là tạo mối liên kết cố định giữa các chi tiết kim loại bằng cách nung nóng chảy kim loại ở vùng tiếp xúc, sau khi nguội các chi tiết liên kết tạo thành một khối. Các công nghệ hàn khác nhau có đặc tính và ứng dụng khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của sản phẩm và vật liệu được sử dụng.

Câu 15. Có mấy công nghệ phổ biến trong lĩnh vực luyện kim, cơ khí?

A. 1                                                                      

B. 2

C. 4                                                                      

D. 5

Câu 16. Nhược điểm của đèn sợi đốt là:

A. Tiêu thụ nhiều điện

B. Hiệu quả chiếu sáng thấp

C. Tuổi thọ thấp

D. Cả 3 đáp án trên

Giải thích:

Câu 17. Công nghệ gia công cắt gọt là gì?

A. Là công nghệ điều chế kim loại, hợp kim để dùng trong cuộc sống từ các loại quặng hoặc từ các nguyên liệu khác.

B. Là công nghệ chế tạo sản phẩm kim loại bằng phương pháp nấu kim loại thành trạng thái lỏng, sau đó rót vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm.

C. Là công nghệ thực hiện việc lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt và máy cắt kim loại để tạo ra chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.

D. Là công nghệ dựa vào tính dẻo của kim loại, dùng ngoại lực của thiết bị làm cho kim loại biến dạng theo hình dáng yêu cầu

Giải thích: Công nghệ gia công cắt gọt là công nghệ thực hiện việc lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt và máy cắt kim loại để tạo ra chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu. Quá trình gia công cắt gọt gồm các bước: chuẩn bị dụng cụ cắt - vật liệu gia công, thực hiện gia công và hoàn thiện sản phẩm. Công nghệ gia công cắt gọt được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

Câu 18. Có mấy công nghệ trong lĩnh vực điện – điện tử?

A. 1                                                                      

B. 2

C. 3                                                                      

D. 5

Câu 19. Thép được sản xuất từ:

A. Quặng sắt bằng lò cao luyện gang

B. Gang bằng lò oxi

C. Gang bằng lò hồ quang

D. Cả B và C đều đúng

Câu 20. Công nghệ luyện kim là gì?

A. Là công nghệ điều chế kim loại, hợp kim để dùng trong cuộc sống từ các loại quặng hoặc từ các nguyên liệu khác.

B. Là công nghệ chế tạo sản phẩm kim loại bằng phương pháp nấu kim loại thành trạng thái lỏng, sau đó rót vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm.

C. Là công nghệ thực hiện việc lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt và máy cắt kim loại để tạo ra chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.

D. Là công nghệ dựa vào tính dẻo của kim loại, dùng ngoại lực của thiết bị làm cho kim loại biến dạng theo hình dáng yêu cầu

Giải thích: Công nghệ luyện kim là công nghệ điều chế kim loại, hợp kim để dùng trong cuộc sống từ các loại quặng hoặc từ các nguyên liệu khác. Công nghệ luyện kim được sử dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất các sản phẩm kim loại. Công nghệ luyện kim cũng được ứng dụng để phát triển các vật liệu mới và cải tiến chất lượng của vật liệu cũ.

icon-date
Xuất bản : 12/09/2022 - Cập nhật : 21/04/2023