logo

[Sách mới] Soạn Âm nhạc 7 Bài 11 Cánh diều: Thường thức âm nhạc: Dân ca một số vùng miền Việt Nam trang 13, 14 SGK

Hướng dẫn Soạn Âm nhạc 7 Bài 11 Cánh diều: Thường thức âm nhạc: Dân ca một số vùng miền Việt Nam ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK Âm nhạc 7 trang 13, 14 bộ Cánh diều theo chương trình sách mới.

Bài 11: Thường thức âm nhạc: Dân ca một số vùng miền Việt Nam - Âm nhạc 7 Cánh diều

Trả lời câu hỏi trang 13, 14 Âm nhạc 7: 

Câu 1: Hãy kể tên 5 bài hát thuộc 5 vùng miền dân ca.

Lời giải:

- Dân ca Nam Bộ: Lí kéo chài.

- Dân ca Tây Nguyên: Ru em.

- Dân ca vùng đồng bằng và ven biển Trung Bộ: Hò giã gạo.

- Dân ca vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ: Trống quân (Chặng hát đón đào).

- Dân ca miền núi phía Bắc: Chiếc Khăn Piêu.

Câu 2: Hãy hát một vài câu dân ca mà em biết.

Lời giải:

- Lên chùa bẻ một cành sen....

- Bông xanh, bôn bắng rồi lại vàng bông.....

- Treo lên quán dốc ngồi gốc ối a cây đa rằng tôi lí ôi a cây đa......

Khái niệm dân ca Việt Nam

Sách mới Soạn Âm nhạc 7 Bài 11 Cánh diều: Thường thức âm nhạc: Dân ca một số vùng miền Việt Nam trang 13, 14 SGK

Dân ca Việt Nam là một thể loại âm nhạc cổ truyền của Việt Nam, được lưu truyền trong dân gian. Dân ca có nhiều làn điệu từ khắp các miền cộng đồng người, thể hiện qua có nhạc hoặc không có nhạc của các dân tộc Việt Nam. Do chính người dân lao động tự sáng tác theo tập quán, phong tục. Trong sinh hoạt cộng đồng người quần cư trong vùng đất của họ, thường trong làng xóm hay rộng hơn cả một miền. Các làn điệu dân ca thể hiện phong cách bình dân, sát với cuộc sống lao động mọi người. Các dịp biểu diễn thường thường là lễ hội, hát làng nghề. Thường ngày cũng được hát lên trong lao động để động viên nhau, hay trong tình yêu đôi lứa, trong tình cảm giữa người và người. Tuy nhiên mỗi tỉnh thành của Việt Nam lại có âm giọng và ca từ khác nhau nên dân ca cũng có thể phân theo tỉnh nhưng gọi chung cho dễ gọi vì nó cũng có tính chung của miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam.

Nội dung phản ánh của ca dao dân ca Việt Nam

Nội dung của ca dao dân ca Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Khi đi vào một số thể loại của ca dao dân ca, chúng tôi cũng có nhắc đến nội dung của một số tiểu loại tiêu biểu. Ở đây chúng tôi chỉ điểm qua một vài nội dung cơ bản của ca dao dân ca trữ tình.

Ca dao dân ca phản ánh khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên, phản ánh quá trình lao động sinh tồn của nhân dân từ xưa. Đồng thời ca dao là sự phản ánh đầy đủ và sâu sắc cuộc sống lao động

Ca dao dân ca phản ánh một cách đa dạng những tình cảm phong phú của thế giới nội tâm con người. Đó là những tâm tư tình cảm trong những phạm vi khác nhau (gia đình – xã hội) trong những lĩnh vực khác nhau (lao động, sinh hoạt…), trong những mối quan hệ khác nhau như đối với quê hương đất nước, đồng bào, trong đối nhân xử thế ngoài xã hội, trong quan hệ ruột rà máu mủ gia đình – đặc biệt là quan hệ tình yêu đôi lứa. Đây là nội dung lớn nhất, hay nhất và có đời sống sâu rộng nhất trong ca dao dân ca trữ tình nói chung

>>> Xem toàn bộ: Soạn Âm nhạc 7 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn Âm nhạc 7 Bài 11 Cánh diều: Thường thức âm nhạc: Dân ca một số vùng miền Việt Nam theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt

icon-date
Xuất bản : 18/09/2022 - Cập nhật : 18/09/2022