logo

[Sách mới] Sơ đồ tư duy Vật lí 10 bài 4 Kết nối TT: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy Vật lí 10 bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được chi tiết nhất. Tổng hợp kiến thức Vật lí 10 bài 4 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK Vật lý 10 Kết nối tri thức

Bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được - Kết nối tri thức

>>> Tham khảo: [Sách mới KNTT] Lý thuyết Vật lí 10 Bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được (Sơ đồ tư duy)


Sơ đồ tư duy Vật lí 10 bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được 

Sách mới Sơ đồ tư duy Vật lí 10 bài 4 Kết nối TT: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 10 bài 4 Kết nối tri thức


I. Vị trí của vật chuyển động tại các thời điểm

Khi vật chuyển động thì vị trí của vật so với vật được chọn làm mốc thay đổi theo thời gian. Bài toán cơ bản của động học là xác định vị trí của vật tại các thời điểm khác nhau.

- Cách xác định vị trí của vật: Dùng hệ tọa độ vuông góc có gốc là vị trí của vật mốc, trục hoành Ox và trục tung Oy. Các giá trị trên các trục tọa độ được xác định theo một tỉ lệ xác định.

VD: Nếu tỉ lệ là 1/1000 thì vị trí của điểm A trong Hình 4.1 được xác định trên hệ tọa độ là A (x = 10 m; y = 20 m) và của điểm B là B (x = -10 m; y = 20 m).

Sách mới Sơ đồ tư duy Vật lí 10 bài 4 Kết nối TT: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được

Trong thực tế, người ta thường chọn hệ tọa độ trùng với hệ tọa độ địa lí, có gốc là vị trí của vật mốc, trục hoành là đường nối hai hướng địa lí Tây – Đông, trục tung là đường nối hai hướng địa lí Bắc - Nam (Hình 4.2).

Sách mới Sơ đồ tư duy Vật lí 10 bài 4 Kết nối TT: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được

Ví dụ: Nếu OA = 2cm và ti lệ là 1/1000 thì vị trí của điểm A cách điểm gốc 20 m theo hướng 45° Đông - Bắc: A (d= 20 m; 45° Đông – Bắc).

- Cách xác định thời điểm: Chọn mốc thời gian, đo khoảng cách thời gian từ thời điểm được chọn làm mốc đến thời điểm cần xác định.

VD: Nếu chọn mốc thời gian là lúc 6 h và thời gian chuyển động là 2 h thì thời điểm kết thúc là 2 + 6 = 8 h.

=> Hệ quy chiếu = Hệ tọa độ + Mốc thời gian + Đồng hồ đo thời gian.

* Chú ý: Khi vật chuyển động trên đường thẳng thì chỉ cần dùng hệ tọa độ có điểm gốc O (vị trí của vật mốc) và trục Ox trùng với quỹ đạo chuyển động của vật.


II. Độ dịch chuyển

- Độ dịch chuyển được biểu diễn bằng một mũi tên nối vị trí đầu và vị trí cuối của chuyển động, có độ dài tỉ lệ với độ lớn của độ dịch chuyển.

Sách mới Sơ đồ tư duy Vật lí 10 bài 4 Kết nối TT: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được

III. Phân biệt độ dịch chuyển và quãng đường đi được

- Độ dịch chuyển là khoảng cách từ vị trí đầu đến vị cuối của vật, cho biết độ dài và sự thay đổi vị trí của vật

- Quãng đường là độ dài của vật thực hiện được trong suốt quá trình chuyển động.

- Độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một chuyển động bằng nhau khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều.


IV. Tổng hợp độ dịch chuyển

- Dùng phép cộng vectơ để tổng hợp độ dịch chuyển của vật.

Bài tập ví dụ: Hai người đi xe đạp từ A đến C, người thứ nhất đi theo đường từ A đến B, rồi từ B đến C; người thứ hai đi thẳng từ A đến C (Hình 48). Cả hai đều về đích cùng một lúc.

Hãy tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của người thứ nhất và người thứ hai. So sánh và nhận xét kết quả.

Sách mới Sơ đồ tư duy Vật lí 10 bài 4 Kết nối TT: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được

Giải:

Quãng đường đi được của người thứ nhất:

s1 = AB + BC = 4+4 = 8 km

Vì ABC là tam giác vuông nên độ lớn của độ dịch chuyển vecto AC của người thứ nhất được tính bằng công thức:

Sách mới Sơ đồ tư duy Vật lí 10 bài 4 Kết nối TT: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được

>>> Xem trọn bộ: Sơ đồ tư duy Vật Lí 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lập Sơ đồ tư duy Vật lí 10 bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 24/09/2022 - Cập nhật : 25/10/2022
/* */ /* */
/*
*/