logo

[Sách mới] Sơ đồ tư duy Vật lí 10 Bài 10 Kết nối TT: Sự rơi tự do

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy Vật lí 10 Bài 10: Sự rơi tự do chi tiết nhất. Tổng hợp kiến thức Vật lí 10 bài 10 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK Vật lý 10 Kết nối tri thức

 Bài 10: Sự rơi tự do

>> Tham khảo: [Sách mới KNTT] Lý thuyết Vật lí 10 Bài 10: Sự rơi tự do - Thời gian (Sơ đồ tư duy)


Sơ đồ tư duy Vật lí 10 Bài 10: Sự rơi tự do

Sách mới Sơ đồ tư duy Vật lí 10 Bài 10 Kết nối TT: Sự rơi tự do

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 10 Bài 10 Kết nối tri thức


I. Sự rơi trong không khí

- Sự rơi của các vật trong không khí là chuyển động thường gặp

Ví dụ: Quả táo rơi từ trên cây xuống; chiếc lá rơi;...

- Sự rơi của các chuyển động khác nhau trong không khí

- Nguyên nhân: do lực cản của không khí.

- Lực cản càng nhỏ so với trọng lực tác dụng lên vật thì vật sẽ rơi càng nhanh và ngược lại.

Các thí nghiệm (TN) sau đây sẽ giúp chúng ta kiểm tra dự đoán của mình về sự rơi trong không khí.

TN 1: Thả rơi một viên bi và một chiếc lá.

TN 2: Thả hai tờ giấy giống nhau, nhưng một tờ được vo tròn, một tờ để nguyên.

TN 3: Thả rơi hai viên bi có cùng kích thước, một bằng sắt và một bằng thủy tinh.

=> Các thí nghiệm trên cho thấy sự rơi nhanh hay chậm của vật phụ thuộc vào độ lớn của lực cản không khí tác dụng lên vật. Lực cản càng nhỏ so với trọng lực tác dụng lên vật thì vật sẽ rơi càng nhanh và ngược lại.


II. Sự rơi tự do

1. Sự rơi tự do

- Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực

- Nếu vật rơi trong không khí mà độ lớn của lựcc ản không khí không đáng kể so với trọng lượng của vật thì cũng coi là rơi tự do.

Sách mới Sơ đồ tư duy Vật lí 10 Bài 10 Kết nối TT: Sự rơi tự do

2. Đặc điểm của chuyển động rơi tự do

a) Phương và chiều của chuyển động rơi tự do

Vì trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống nên có thể dự đoán sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực cũng có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.

b) Tính chất của chuyển động rơi tự do

Quan sát sự rơi tự do ta thấy đó là chuyển động thẳng nhanh dần. 

Tuy nhiên, để biết sự rơi tự do có phải là chuyển động thẳng nhanh dần đều hay không thì phải dựa vào thí nghiệm. Vì vật rơi tự do rất nhanh nên người ta thường dùng phương pháp chụp ảnh hoạt nghiệm (dùng máy ảnh đặc biệt chụp liên tiếp vật chuyển động sau những khoảng thời gian bằng nhau) để có thể đo quảng đường rơi được sau những khoảng thời gian bằng nhau

c) Gia tốc rơi tự do

- Ở cùng một nơi trên Trái Đất, mọi vật rơi tự do với cùng một gia tốc

- Kí hiệu: g

- g phụ thuộc vào vĩ độ địa lí và độ cao

- Ở gần bề mặt Trái Đất, g = 9,8 m/s2

3. Công thức rơi tự do

- Rơi tự do có các công thức của chuyển động nhanh dần đều không vận tốc ban đầu. Chọn thời điểm ban đầu t0 = 0.

=> Độ dịch chuyển, quãng đường đi được tại thời điểm t:

Sách mới Sơ đồ tư duy Vật lí 10 Bài 10 Kết nối TT: Sự rơi tự do

- Vận tốc tức thời tại thời điểm t: vt = g.t

- Mối liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi được:

Sách mới Sơ đồ tư duy Vật lí 10 Bài 10 Kết nối TT: Sự rơi tự do

 

>>> Xem trọn bộ: Sơ đồ tư duy Vật Lí 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lập Sơ đồ tư duy Vật lí 10 Bài 10: Sự rơi tự do trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 24/09/2022 - Cập nhật : 25/10/2022