logo

[Sách mới] Sơ đồ tư duy Tin 10 Bài 5 ngắn gọn Kết nối tri thức

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy Tin 10 Bài 5: Dữ liệu logic chi tiết nhất. Tổng hợp kiến thức Tin 10 Bài 5 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK Tin 10 Kết nối tri thức.

Bài 5: Dữ liệu logic - Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Soạn Tin 10 Bài 5: Dữ liệu logic - Kết nối tri thức


Sơ đồ tư duy Tin Bài 5: Dữ liệu logic

[Sách mới] Sơ đồ tư duy Tin 10 Bài 5 Kết nối TT: Dữ liệu logic

Tóm tắt Lý thuyết Tin 10 Bài 5 Kết nối tri thức


1. Các giá trị chân lí và các phép toán lôgic

a. Lôgic mệnh đề

Mệnh đề là một khẳng định có tính chất hoặc đúng hoặc sai. Ví dụ “Hà Nội là Thủ đô của Việt Nam" là một mệnh đề đúng, còn “9 là số nguyên tố" là một mệnh đề sai. Các giá trị Đúng" hay “Sai" chính là giá trị chân lí (giá trị lôgic) của mệnh đề mà nó thể hiện. Đại lượng lôgic là đại lượng chỉ nhận giá trị là giá trị lôgic. Để ngắn gọn, người ta thường biểu diễn các giá trị lôgic “Đúng” và “Sai” tương ứng là 1 và 0.

b. Các phép toán lôgic cơ bản

Từ ví dụ về dự báo thời tiết trên ta thấy, nếu ghép hai mệnh đề bằng liên từ “VÀ” thì được một mệnh đề mới và có thể “tính” được giá trị Đúng/Sai của mệnh đề mới từ giá trị lôgic của hai mệnh đề thành phần. "VÀ" có thể coi là một phép toán lôgic.

Bốn phép toán lôgic quan trọng nhất là các phép toán AND (phép nhân lôgic), Of (phép cộng lôgic), XOR (viết tắt của eXclusive OR - cộng loại trừ lôgic) và NOT (phép phủ định). Giá trị lôgic của mệnh để là kết quả của các phép toán được cho trong Bảng 5.2:

[Sách mới] Sơ đồ tư duy Tin 10 Bài 5 Kết nối TT: Dữ liệu logic

Như vậy, p AND q (đọc là p và q) là mệnh đề có giá trị đúng nếu cả p và q đều đúng; p OR (đọc là p hoặc q) là mệnh đề có giá trị sai khi cả p và q đều sai; p XOR q là mệnh để có giá trị sai khi p và q có giá trị như nhau; NOT p (đọc là phủ định của p) là mệnh để có giá trị sai khi p đúng.

Biểu thức lôgic là một dãy các đại lượng lôgic được nối với nhau bằng các phép toán lôgic, có thể có dấu ngoặc để chỉ định thứ tự ưu tiên thực hiện các phép toán.


2. Biểu diễn dữ liệu Lôgic

Trong cuộc sống, những sự vật/hiện tượng có hai trạng thái đối lập như "sáng/tối", "bật/tắt","có/không"... đều có thể coi là thể hiện của hai đại lượng lôgic "Đúng/Sai".

Trong Tin học, chỉ cần 1 bit với các giá trị 1 hoặc 0 là đủ để biểu diễn dữ liệu lôgic, với quy ước 1 là "Đúng", 0 là "Sai". Tuy nhiên, một số ngôn ngữ lập trình có quy ước riêng, không mã hoá các đại lượng lôgic bởi một bit. Chẳng hạn, ngôn ngữ lập trình Python coi số 0 thể hiện giá trị "Sai" còn một số bất kì khác 0 thẻ hiện giá trị "Đúng".

Trong tiếng Anh, đúng là True, sai là False nên có ngôn ngữ lập trình dùng ngay hai kí tự “T" và “F" để biểu diễn dữ liệu lôgic.

>>> Xem trọn bộ: Sơ đồ tư duy Tin 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lập sơ đồ tư duy Tin 10 Bài 5: Dữ liệu logic trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 20/09/2022 - Cập nhật : 03/10/2022