logo

Sơ đồ tư duy KTPL 10 Bài 4 Chân trời sáng tạo: Cơ chế thị trường

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy Kinh tế Pháp luật 10 Bài 4: Cơ chế thị trường chi tiết nhất. Tổng hợp kiến thức Kinh tế Pháp luật 10 Bài 4 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo.

Bài 4: Cơ chế thị trường - Chân trời sáng tạo

>>> Xem thêm: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 4: Cơ chế thị trường


Sơ đồ tư duy Kinh tế và Pháp luật Bài 4: Cơ chế thị trường

[Sách mới] Sơ đồ tư duy Kinh tế Pháp luật 10 Bài 4 Chân trời ST: Cơ chế thị trường

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 4 Chân trời sáng tạo


I. Khái niệm

Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như quy luật cạnh tranh, cung - cầu, giá cả,... chỉ phối hoạt động của các chủ thể kinh tế.

- Ưu điểm của cơ chế thị trường:

+ Kích thích hoạt động và tạo động lực sáng tạo cho các chủ thể kinh tế;

+ Thúc đẩy các doanh nghiệp cải tiến, phất minh và ứng dụng thành tựu của khoa học - công nghệ, đổi mới tổ chức sản xuất và quản lí kinh doanh;

+ Thực hiện phân phối các nguồn lực kinh tế một cách tối ưu;

+ Phát huy tối đa tiềm năng của mọi chủ thể, vùng miền, thúc đẩy liên kết kinh tế trong nước và hội nhập quốc tế.

- Nhược điểm của cơ chế thị trường:

+ Có thể dẫn tới suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường và các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh.

+ Sự vận động của cơ chế thị trường cũng tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng, có thể dẫn đến lạm phát;

+ Sự phân hoá giàu - nghèo giữa những người sản xuất, kinh doanh.


II. Vận dụng

1. Em hãy thiết kế sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung về ưu điểm và nhược điểm của cơ chế thị trường.

- Sơ đồ tư duy: 

[Sách mới] Sơ đồ tư duy Kinh tế Pháp luật 10 Bài 4 Chân trời ST: Cơ chế thị trường

2. Em hãy sưu tầm hình ảnh và viết bài nhận xét về các hành vi không đúng của các chủ thể kinh tế khi tham gia thị trường.

- Những hình ảnh và viết bài nhận xét về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.

[Sách mới] Sơ đồ tư duy Kinh tế Pháp luật 10 Bài 4 Chân trời ST: Cơ chế thị trường

Bài tham khảo

Quảng cáo nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh là việc doanh nghiệp so sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác hay bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng và việc đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng.

- Có thể so sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác. 

Ví dụ mang tính chất minh họa về việc quảng cáo so sánh nói xấu đối thủ: Vài năm trước, có một chuyện là công ty chuyên sản xuất nệm X - nhà sản xuất nệm cao su tự nhiên lớn tại Việt Nam đã đăng quảng cáo trên các tờ báo lớn với nội dung như sau: “Đối với nệm lò xo, do tính chất không ưu việt của nguyên liệu sản xuất nên chất lượng nệm sẽ giảm dần theo thời gian. Nếu độ đàn hồi của lò xo cao, lò xo dễ bị gãy, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Đối với nệm nhựa tổng hợp poly-urethane (nệm mút xốp nhẹ) tính dẻo ưu việt nên không có độ đàn hồi, mau bị xẹp. Chính vì những lý do đó mà Công ty X hoàn toàn không sản xuất nệm lò xo cũng như nệm nhựa poly-urethane. Tất cả các sản phẩm của Công ty X đều được làm từ 100% cao su thiên nhiên, có độ bền cao và không xẹp lún theo thời gian...”. Như vậy, nếu việc quảng cáo so sách với các sản phẩm cùng loại mà không có các căn cứ khoa học để chứng minh, gây thiệt hại đến uy tín sản phẩm của người khác, hoặc gây hiểu nhầm thì cũng có thể được xem là đối tượng xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Các bạn thường nhìn thấy trên truyền hình mẫu quảng cáo "so với bột giặt thường - bị làm mờ hình ảnh gói bột giặt" thì sản phẩm bột giặt O tiết kiệm hơn, sạch hơn, trắng sáng hơn. Việc so sánh như vậy không bị xem là quảng cáo nói xấu nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh. Nhưng nếu nó bị so sánh với chính đối thủ thì mọi chuyện sẽ rất khác. Kể cả những quảng cáo sử dụng hình ảnh hoặc lời nói... gây hiểu nhầm với tính năng, công dụng của các dòng sản phẩm cạnh tranh khác.

- Hành động bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng;

Ví dụ về nhãn hiệu gây nhầm lẫn: Công ty cà phê T với thương hiệu G nổi tiếng cũng bị quy vào một trong những doanh nghiệp có hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Công ty T đã sử dụng nhãn hiệu ba chiều hình cốc đỏ của hãng N để so sánh trực tiếp sản phẩm G của họ với sản phẩm N của Công ty N. Đó thực chất là việc so sánh trực tiếp sản phẩm nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

- Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về giá cả, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công... 

>>> Xem trọn bộ: Sơ đồ tư duy Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lập sơ đồ tư duy Kinh tế Pháp luật 10 Bài 4: Cơ chế thị trường trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 20/09/2022 - Cập nhật : 04/10/2022