logo

[Sách mới] Sơ đồ tư duy KTPL 10 Bài 2 ngắn gọn Kết nối tri thức

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế chi tiết nhất. Tổng hợp kiến thức Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức.

Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế - Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế - Kết nối TT


Sơ đồ tư duy Kinh tế và Pháp luật Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

[Sách mới] Sơ đồ tư duy Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2 Kết nối TT: Các chủ thể của nền kinh tế

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2 Kết nối tri thức


1. Chủ thể sản xuất

- Chủ thể sản xuất là những người sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Chủ thể sản xuất gồm các nhà đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

- Chủ thể sản xuất có vai trò: sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận. Họ không chỉ thoả mãn nhu cầu hiện tại của xã hội mà còn tạo ra và phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai với mục tiêu lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực có hạn. Vì vậy, chủ thể sản xuất luôn phải quan tâm đến việc lựa chọn sản xuất hàng hoá nào, số lượng bao nhiêu, sản xuất bằng cách nào để
đạt hiệu quả. Chủ thể sản xuất còn phải có trách nhiệm đối với con người - cung cấp những hàng hoá, dịch vụ không làm tổn hại tới sức khoẻ và lợi ích của con người trong xã hội.


2. Chủ thể tiêu dùng

- Chủ thể tiêu dùng là người mua hàng hoá, dịch vụ đề thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cho sinh hoạt, sản xuất....

- Chủ thể tiêu dùng có vai trò định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển, có trách nhiệm đôi với sự phát triển bền vững của xã hội.


3. Chủ thể trung gian

Chủ thể trung gian là các cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường (như: các thương nhân chuyên phân phối hàng hoá, nhà môi giới chứng khoán, môi giới bất động sản, giới thiệu việc làm,...). Họ có vai trò ngày càng quan trọng, là cầu nối, cung cấp thông tin trong các quan hệ mua - bán, sản xuất - tiêu dùng,... giúp nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả hơn.


4. Chủ thể nhà nước

Là chủ thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước có vai trò quản lí nền kinh tế thông qua thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế:

- Tạo môi trường pháp lí thuận lợi và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội cho sự phát triển kinh tế.

- Tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho phát triển kinh tế như xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, ban hành các chính sách, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt nền kinh tế phát triển theo mục tiêu; xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất, kết cấu hạ tầng xã hội, phát triển và kinh doanh những dịch vụ công cộng như bảo đảm an ninh, quốc phòng, tài chính, tín dụng, năng lượng,
giao thông, viễn thông....; khắc phục những bất ổn trong nền kinh tế như khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát,...

- Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.

>>> Xem trọn bộ: Sơ đồ tư duy Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lập sơ đồ tư duy Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 20/09/2022 - Cập nhật : 04/10/2022