logo

[Sách mới] Sơ đồ tư duy KHTN 7 Bài 2 Kết nối tri thức

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy KHTN 7 Bài 2: Nguyên tử chi tiết nhất. Tổng hợp kiến thức KHTN 7 Bài 2 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK KHTN 7 Kết nối tri thức.

Bài 2: Nguyên tử - Kết nối tri thức

>>> Tham khảo: Soạn KHTN 7 Bài 2: Nguyên tử - KNTT


Sơ đồ tư duy KHTN 7 Bài 2: Nguyên tử

Sơ đồ tư duy KHTN 7 Bài 2: Nguyên tử

Quan niệm ban đầu về nguyên tử

- Đê-mô-crit đã cho rằng: nguyên tử là một loại hạt vô cùng nhỏ tạo nên sự đa dạng của vạn vật. Khởi nguồn của quan niệm nguyên tử là sự chia nhỏ một vật sẽ đến một giới hạn “không thể phân chia được”.

- Theo Đan-tơn, nguyên tử là các đơn vị chất tối thiểu.


Mô hình nguyên tử của Rơ-dơ-pho-Bo

Rơ-dơ-pho (E. Rutherford) (1871 - 1937), nhà vật lí người Niu-di-lân (New Zealand), đã để xuất mô hình nguyên tử. Theo mô hình này, nguyên tử có cấu tạo rỗng, Nguyên tử có hạt nhân ở tâm mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm, chuyển động xung quanh hạt nhân như các hành tính quay xung quanh Mặt Trời.

Bo (N. Bohr) (1885 - 1962), nhà vật lí người Đan Mạch, đã hoàn thiện mô hình nguyên tử của Rơ-dd-pho. Theo Bo, các electron chuyển động xung quanh hạt nhãn theo từng lớp khác nhau. Lớp electron trong cùng chứa tối đa 2 electron và bị hạt nhân hút mạnh nhất, Các lớp electron khác chứa tối đa 8 electron hoặc nhiều hơn và bị hạt nhân hút yếu hơn.


Cấu tạo nguyên tử

1. Hạt nhân nguyên tử

Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ, chỉ khoảng một phần mười tỉ mét. Kích thước của hạt nhân còn nhỏ hơn nữa và chỉ bằng khoảng một phần mười ngàn kích thước của nguyên tử.

Hạt nhân nguyên tử tạo thành từ các hạt proton và neutron. Hạt proton kí hiệu là p, hạt neutron kí hiệu là n. Hạt neutron không & Electron
mang điện. 

2. Vỏ nguyên tử

Vỏ nguyên tử được tạo nên bởi các electron. Mỗi electron mang một đơn vị điện tích âm, quy ước là - 1. Các electron sắp xếp thành từng lớp. Lớp electron thứ nhất ở trong cùng, gần hạt nhân nhất có tôi đa là 2 electron; lớp thứ hai có tối đa là 8 electron;... Các electron sắp xếp vào các lớp theo thứ tự tử trong ra ngoài cho đến hết. Các electron ở lớp ngoài cùng quyết định tính chất hoá học của nguyên tử.


Khối lượng nguyên tử

- Khối lượng hạt nhân nguyên tử có thể coi là khối lượng của nguyên tử vì khối lượng nguyên tử là khối lượng của tổng khối lượng của các hạt proton, neutron và eletron ở vỏ nguyên tử.

- Ví dụ: Xét nguyên tử helium có 2p, 2n và 2e

   + Khối lượng nguyên tử = 2p + 2n + 2e = 2.1 + 2.1 + 2.0,00055 = 4,0011 ≈ 4

   + Khối lượng hạt nhân = 2p + 2n = 2.1 + 2.1 = 4

>>> Xem trọn bộ: Sơ đồ tư duy KHTN 7 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lập sơ đồ tư duy KHTN 7 Bài 2: Nguyên tử trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. 

icon-date
Xuất bản : 25/09/2022 - Cập nhật : 25/10/2023