logo

[Sách mới] Sơ đồ tư duy KHTN 7 Bài 18 Kết nối tri thức

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy KHTN 7 Bài 18: Nam châm chi tiết nhất. Tổng hợp kiến thức KHTN 7 Bài 18 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK KHTN 7 Kết nối tri thức.

Bài 18: Nam châm - Kết nối tri thức

>>> Tham khảo: Soạn KHTN 7 Bài 18: Nam châm - KNTT


Sơ đồ tư duy KHTN 7 Bài 18: Nam châm

Sơ đồ tư duy KHTN 7 Bài 18: Nam châm

Nam châm là gì?

- Bản chất của nam châm và tạo ra nam châm có kích thước và hình dạng khác nhau: nam châm thẳng, nam châm hình chữ U, nam châm viên,.... Các vật có khả năng tự định hướng Bắc - Nam như trên được gọi là nam châm.


Tính chất từ của nam châm

- Nam châm là vật có từ tính (hút được các vật bằng sắt và một số hợp kim của sắt). Vật liệu bị nam châm hút là vật liệu có từ tính.

Ví dụ:

+ Một số vật liệu có từ tính như: sắt, thép, niken, coban, …

+ Một số vật liệu không có từ tính như: nhôm, đồng, gỗ, …

- Nam châm hút mạnh nhất ở 2 đầu cực.

- Kim nam châm nằm cân bằng trên mũi nhọn luôn định hướng Bắc – Nam.


Tương tác giữa hai nam châm

- Khi đưa hai thanh nam châm lại gần nhau:

+ Hai cực cùng tên đẩy nhau.

+ Hai cực khác tên hút nhau.


Định hướng của một kim nam châm tự do

- Đặt một kim nam châm tự do tại vị trí gần một nam châm thẳng. Ta thấy kim nam châm chỉ hướng Nam – Bắc.

- Đẩy kim nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định rồi buông tay. Khi kim đã đứng yên, kim vẫn chỉ hướng như lúc đầu.

Nhận xét: Kim nam châm đặt gần nam châm sẽ chịu tác dụng của nam châm làm cho kim nam châm nằm theo một hướng xác định.

>>> Xem trọn bộ: Sơ đồ tư duy KHTN 7 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lập sơ đồ tư duy KHTN 7 Bài 18: Nam châm trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. 

icon-date
Xuất bản : 26/09/2022 - Cập nhật : 25/10/2023