Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy Địa 7 Bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu chi tiết nhất. Tổng hợp kiến thức Địa 7 Bài 3 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK Địa 7 Kết nối tri thức.
Bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu - Kết nối tri thức
>>> Xem thêm: Soạn Địa 7 Bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu - Kết nối tri thức
* Bảo vệ môi trường không khí:
- Ô nhiễm môi trường không khí là do các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiêu thụ năng lượng, vận tải đường bộ.
- Một số phương pháp khắc phục, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường không khí: kiểm soát lượng khí thải, đầu tư phát triển công nghệ xanh, giải pháp giảm lượng khí thải tại các đô thị.
* Bảo vệ môi trường nước
- Môi trường nước ô nhiễm là do chất thải từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
- Một số phương pháp khắc phục, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nước: Đảm bảo việc xử lí nước thải sinh hoạt, công nghiệp,... Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nước,...
Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu:
- Đa dạng sinh học ở châu Âu đang được bảo tồn tương đối tốt các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước.
- Các quốc gia châu Âu ban hành nhiều chính sách bảo vệ và phát triển bền vững, giảm thiểu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất và nước để giữ gìn đa dạng sinh học.
- Biến đổi khí hậu diễn ra với biểu hiện xấu là ảnh hưởng liên tiếp của các hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng bất thường ở Bắc Âu, cháy rừng ở Nam Âu, mưa lũ ở Tây và Trung Âu).
- Một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu: Trồng cây và bảo vệ rừng; Nhiên liệu hóa thạch cần được hạn chế tối đa; Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường.
>>> Xem trọn bộ: Sơ đồ tư duy Địa 7 Kết nối tri thức
-----------------------------
Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lập sơ đồ tư duy Địa 7 Bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới.