logo

[Sách mới] Sơ đồ tư duy Địa 10 Bài 15 ngắn gọn Kết nối tri thức

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy Địa 10 Bài 15: Sinh quyển chi tiết nhất. Tổng hợp kiến thức Địa 10 Bài 15 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK Địa 10 Kết nối tri thức.

Bài 15: Sinh quyển - Kết nối tri thức

>>> Tham khảo: Soạn Địa 10 Bài 15: Sinh quyển - Kết nối tri thức


Sơ đồ tư duy Địa 10 Bài 15: Sinh quyển

[Sách mới] Sơ đồ tư duy Địa 10 Bài 15 ngắn gọn Kết nối tri thức

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 15 Kết nối tri thức


1. Khái niệm

- Sinh quyển là một trong những bộ phận cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất, nơi có sự sống tồn tại.

- Phạm vi, giới hạn: gồm tầng đối lưu ,phần trên của thạch quyển và  toàn bộ thủy quyển và 


2. Đặc điểm của sinh quyển

- Các đặc điểm của sinh quyển:

+ Có khả năng tích lũy năng lượng.

+ Khối lượng nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng vật chất của các quyển khác trong vỏ Trái Đất.

+ Có mối quan hệ găn bó và ảnh hưởng qua lại với các quyển thành phần trên Trái Đất.

- Ví dụ mối quan hệ:

+ Sinh quyển với thủy quyển: góp phần vào vòng tuần hoàn nước như giúp Cây cối thoát hơi cung cấp hơi nước cho khí quyển

+ Sinh quyển với khí quyển: giúp điều hòa không khí, cung cấp khí oxy cho khí quyển,

+ Sinh quyển với đất: sự phân hủy lá cây rụng xuống đất cung cấp chất hữu cơ cho đất.


3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật

- Khí hậu: 

+ Nhiệt độ: vùng nhiệt đới xuất hiện loài cây ưa nhiệt, còn ở các vùng núi cao lạnh giá xuất hiện các loài chịu lạnh 

+ Ánh sáng: cây cần nhiều ánh sàn sẽ phân bố ở nơi có được cung cấp đầy đủ ánh sáng, cây cần ít sánh sáng phân bố chủ yếu ở bóng râm hoặc dưới tán lá cây khác => ánh sáng tác động đến quá trình quang hợp của cây xanh 

- Nước: là nguồn dinh dưỡng cho cây quang hợp, đóng vai trò vận chuyển máu và chất dinh dưỡng ở động vật và trao đổi khoáng, chất hữu cơ

- Đất: các đặc điểm như tính vật lí, hóa học, độ tác động tới sự phát triển và phân bố của thực vật.

- Địa hình: sự phân bố thực vật bị tác động bởi độ cao và hướng sườn núi 

+ Ở môi trường trên cao, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi khiến thành phần của thực vật thay đổi tạo sự xuất hiện của các vành đai khác nhau. 

+ Độ cao của vành đai thực vật ở hai sườn đón gió, nắng và sường khuất gió, nắng do có sự khác biệt về nhiệt, ẩm, lượng mưa 

- Sinh vật:

+ Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật.

+ Thực vật là yếu tố quan trọng đến sự phát triển và sinh sống ở động vật 

- Con người: hoạt động kinh tế có tác động 2 mặt đến sự phân bố sinh vật 

>>> Xem trọn bộ: Sơ đồ tư duy Địa 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lập sơ đồ tư duy Địa 10 Bài 15: Sinh quyển trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 22/09/2022 - Cập nhật : 27/09/2022