logo

Sách mới Sơ đồ tư duy Công nghệ 7 Bài 5 Kết nối TT: Nhân giống vô tính cây trồng

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy Công nghệ 7 Bài 5: Nhân giống vô tính cây trồng chi tiết nhất. Tổng hợp kiến thức Công nghệ 7 Bài 5 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức

Bài 5: Nhân giống vô tính cây trồng - Kết nối tri thức

>>> Tham khảo: Soạn Công nghệ 7 Bài 5: Nhân giống vô tính cây trồng - Kết nối tri thức


Sơ đồ tư duy Công nghệ 7 Bài 5: Nhân giống vô tính cây trồng

Sách mới Sơ đồ tư duy Công nghệ 7 Bài 5 Kết nối TT: Nhân giống vô tính cây trồng

Tóm tắt lý thuyết Công nghệ 7 Bài 5 Kết nối tri thức


I. Khái niệm

Nhân giống vô tính cây trồng là hình thức tạo ra cây giống trực tiếp từ các bộ phận sinh dưỡng (lá, thân, rễ) của cây mẹ. Các cây con được tạo ra bằng hình thức nhân giống này mang các đặc điểm giống với cây mẹ. Hình thức nhân giống này thường được áp dụng cho các loại cây ăn quả, cây hoa, cây canh,...


II. Các phương pháp nhân giống vô tính

1. Giâm cành

Cắt một đoạn cành bánh tẻ (không quá non hoặc quá già) có đủ mắt, nhúng phần gốc vào dung dịch kích thích ra rễ, sau đó cắm xuống đất nhằm cho cành ra rễ và phát triển thành cây mới

2. Ghép

Dùng một bộ phận sinh dưỡng của một cây (mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) ghép vào một cây khác (gốc ghép), sau đó bó lại. Chất dinh dưỡng sẽ đi trực tiếp từ gốc ghép sang phần được ghép (mắt ghép, chồi ghép hoặc cành ghép) giúp cho phần được ghép tiếp tục phát triển

3. Chiết cành

Chọn cành khoẻ mạnh trên cây mẹ. Lấy dao tách một đoạn vỏ ở vị trí cần chiết, sau đó dùng thuốc kích thích ra rễ và hỗn hợp đất thích hợp bó vào đoạn cành vừa tách vỏ, bọc nylon ra ngoài và dùng dây buộc chặt hai đầu. Sau một thời gian, khi đoạn cành được bó đất đã mọc rễ thị cắt khỏi cây mẹ rồi đem trồng.


III. Nhân giống bằng phương pháp giâm cành

1. Vật liệu và dụng cụ

- Mẫu thực vật: Chuẩn bị cành bánh tẻ của một số loại cây phổ biến ở địa phương (cây sanh, rau ngót, khoai lang, hoa hỏng, râm bụt,...), mỗi loại từ 10 đến 20 cành.

- Dụng cụ: Dao, kéo, khay đắt hay luống đất ấm, thuốc kích thích ra rễ, nước sạch, lọ thuỷ tinh, bình tưới nước.

2. Các bước tiến hành

Bước 1. Chọn cành giâm: Chọn cành bánh tẻ (không quá non hay quá già), cành khoẻ mạnh, không bị sâu, bệnh.

Bước 2. Cắt cành giâm: Dùng dao cắt vát cành giâm thành từng đoạn khoảng 5 - 10cm, có từ 2 đến 4 lá, cắt bớt phiến lá

Bước 3. Xử lí cành giâm: Nhúng gốc cành giâm sâu khoảng 1 - 2 cm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ, trong khoảng 5 - 10 giây 

Bước 4. Cắm cành giâm: Cắm cành giâm hơi chếch vào khay đất hay luống đất ẩm, sâu khoảng 3 - 5 cm, khoảng cách 5 cm x 5 cm hoặc 10 cm x 10 cm.

Bước 5. Chăm sóc cành giâm: Tưới nước giữ ẩm. Sau từ 10 đến 15 ngày, kiểm tra thấy cành giâm ra rễ nhiều, rễ dài và chuyển từ màu trắng sang màu vàng thì chuyển ra vườn ươm.

3. Thực hiện

Từng thành viên trang nhóm thực hành giâm cành theo các bước ở mục 2, mỗi nhóm giâm từ 10 đến 15 cành/loại cây (có thể giâm một hoặc nhiều loại cây).

4. Đánh giá

Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành của nhóm mình và đánh giá kết quả của nhóm khác theo hướng dẫn của giáo viên.

>>> Xem trọn bộ: Sơ đồ tư duy Công nghệ 7 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lập sơ đồ tư duy Công nghệ 7 Bài 5: Nhân giống vô tính cây trồng trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 21/09/2022 - Cập nhật : 21/09/2022