Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy Công nghệ 7 Bài 10: Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi chi tiết nhất. Tổng hợp kiến thức Công nghệ 7 Bài 10 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức
Bài 10: Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi - Kết nối tri thức
>>> Tham khảo: Soạn Công nghệ 7 Bài 10: Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi - Kết nối tri thức
Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi là công việc rất quan trọng, có ảnh hưởng tới hiệu quả chăn nuôi.
Nuôi dưỡng là cung cấp cho vật nuôi đủ chất dinh dưỡng (chất đạm, tính bột, chất béo, vitamin và khoáng chất), đủ lượng, phù hợp với từng giai đoạn và từng đối tượng.
Chăm sóc là quá trình con người thường xuyên quan tâm tới vật nuôi như tạo ra môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,... ) trong chuồng nuôi phù hợp, vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ,... để vật nuôi được sống thoải mái, khoẻ mạnh và cho nhiều sản phẩm chăn nuôi nhất.
Khi vật nuôi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt chúng sẽ khoẻ mạnh, lớn nhanh, ít bị bệnh, cho nhiều sản phẩm (thịt, trứng, sữa,...) chất lượng cao; người chăn nuôi có lãi và con vật được đảm bảo phúc lợi động vật.
Đặc điểm chung của vật nuôi non là:
- Khả năng điều tiết thân nhiệt chưa tốt, dễ bị tác động bởi sự thay đổi nhiệt độ của mỗi trường.
- Chức năng của một số hệ cơ quan như hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên dễ bị mắc bệnh.
Vì vậy, quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non cẩn chú ý những biện pháp sau:
- Giữ ẩm cho vật nuôi, chăm sóc chu đáo.
- Chuồng nuôi phải luôn được làm vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, thông thoáng, yên tĩnh.
- Cho con non bú sữa đầu của mẹ càng sớm càng tốt.
- Tập cho vật nuôi non ăn sớm thức ăn đủ dinh dưỡng để bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu hụt trong sữa mẹ.
- Cho vật nuôi vận động và tiếp xúc với ánh nắng vào buổi sáng sớm.
+ Để vật nuôi đực giống có khả năng phối giống tốt.
+ Cho ra đời sau có chất lượng cao.
- Biện pháp:
+ Cho ăn thức ăn chất lượng cao, giàu chất đạm.
+ Cho ăn vừa đủ để chúng không quá béo hoặc quá gầy.
+ Chuồng nuôi rộng rãi, phù hợp, vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
+ Tắm chải và cho vật nuôi vận động thường xuyên.
+ Khai thác tinh hay cho giao phối khoa học.
- Đực giống quá béo: phát sinh loạn dưỡng mỡ, con vật ể oải, nằm lỳ, dẫn tới phản xạ kém.
- Đực giống quá gầy: thiếu protein thì lượng số tinh trùng xuất ít, mật độ tinh trùng loãng, gây ra hiện tượng miễn cưỡng phối giống; thiếu các chất khoáng (Ca, P, Na) hay thiếu các sinh tố (A, E) đều làm tăng tỷ lệ tinh trùng kị hình tuyến sinh dục bị teo và con vật mất phản xạ sinh dục.
- Ý nghĩa: có ý nghĩa quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng đàn con.
- Biện pháp:
+ Giai đoạn hậu bị: cho vật nuôi ăn ít hơn so với nhu cầu để chúng không quá béo và sẽ đẻ tốt; với gia cầm, ngoài hạn chế ăn còn phải hạn chế ánh sáng để chúng không đẻ quá sớm khi cơ thể còn quá bé.
+ Giai đoạn có chửa: cần cho ăn vừa đủ để bào thai phát triển tốt, có khối lượng vừa phải, cho ra nhiều con non tốt. Con cái không được quá béo hoặc quá gầy.
+ Giai đoạn đẻ và nuôi con (tiết sữa) cần được cho ăn tự do theo nhu cầu để chúng tiết sữa được nhiều nhất, gia cầm đẻ nhiều trứng nhất.
>>> Xem trọn bộ: Sơ đồ tư duy Công nghệ 7 Kết nối tri thức
-----------------------------
Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lập sơ đồ tư duy Công nghệ 7 Bài 10: Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!