logo

[Sách mới] Sơ đồ tư duy Công nghệ 10 Bài 1 Kết nối TT: Giới thiệu về trồng trọt

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy Công nghệ 10 Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt chi tiết nhất. Tổng hợp kiến thức Công nghệ 10 Bài 1 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức.

Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt - Kết nối tri thức

>>> Tham khảo: Soạn Công nghệ 10 Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt


Sơ đồ tư duy Công nghệ 10 Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt

[Sách mới] Sơ đồ tư duy Công nghệ 10 Bài 1 Kết nối TT: Giới thiệu về trồng trọt

Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 1 Kết nối tri thức


I. Vai trò và triển vọng của trồng trọt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

1. Vai trò

- Vai trò của trồng trọt:

+ Đảm bảo an ninh lương thực

+ Thúc đẩy sự phát triển của chăn nuôi và công nghiệp

+ Tham gia vào xuất khẩu

+ Tạo việc làm cho người lao động

2. Triển vọng

- Triển vọng của trồng trọt: Phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu và hướng tới nền nông nghiệp 4.0.

- Mục đích của ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt: tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường.  Ngoài ra, làm giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, giúp nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Những công nghệ đang được áp dụng trong trồng trọt ở Việt Nam và trên thế giới là: công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới tự động, công nghệ tự động hóa, công nghệ thủy canh,...


II. Một số thành tựu ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở Việt Nam

1. Cơ giới hóa trồng trọt

Một số hoạt động cơ giới hóa trong trồng trọt ở địa phương em và hiệu quả mà chúng mang lại.

+ Làm đất bằng máy cày, bừa

+ Cấy lúa bằng máy cấy

+ Phun thuốc trừ sâu bằng máy bay không người lái

+ Thu hoạch bằng máy gặt, đập liên hợp

+ Hiệu quả của các hoạt động cơ giới hóa trong trồng trọt là: năng suất tăng, chất lượng sản phẩm tăng và giảm thiểu sức lao động cho người nông dân.

2. Ứng dụng công nghệ thủy canh, khí canh trong trồng trọt

Một số mô hình thủy canh, khí canh được áp dụng mang lại hiệu quả.

+ Mô hình trồng rau thủy canh

+ Mô hình trồng dâu tây thủy canh

+ Mô hình trồng rau bằng trụ khí canh

+ Mô hình trồng khoai tây khí canh

- Hiệu quả của các mô hình thủy canh, khí canh mang lại: cho phép con người trồng trọt ở những nơi không có đất trồng, điều kiện thời tiết khắc nghiệt; giúp người nông dân tiết kiệm không gian, nước trong trồng trọt, kiểm soát tốt chất lượng nông sản, nâng cao năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế cao.

Rau thủy canh được đánh giá là loại rau tốt cho sức khỏe con người hơn các loại rau được canh tác theo phương pháp truyền thống. Trồng rau thủy canh không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, các chất gây hại cho môi trường từ đó giúp môi trường được bảo vệ tốt hơn.

3. Ứng dụng công nghệ tưới nước tự động tiết kiệm trong trồng trọt

Tưới phun mưa là sử dụng máy bơm nước cột áp cao kèm theo ống dẫn và mũi phun tạo mưa. Đây là phương pháp tưới hiện đại có tác dụng nhiều mặt cả về tạo độ ẩm cho đất và làm mát cho cây, kích thích sinh trưởng cho cây và đặc biệt có thể tiết kiệm được 30-50% khối lượng nước so với phương pháp tưới tràn theo rãnh.

Ưu điểm:

+ Năng suất lao động cao do quá trình tưới được tự động hoá, có thể tăng gấp chục lần so với tưới thông thường.

+ Cho phép dùng phân hoá học, các chất khử trùng đã hoà tan trong nước để rải xuống mặt ruộng một cách đều và hiệu quả hơn.

+ Tiết kiệm nước.

+ Có thể thực hiện trên vùng đất dốc, địa hình phức tạp. Chiếm ít diện tích đất, và có thể áp dụng với các loại đất khác nhau.

Nhược điểm:

+ Chi phí đầu tư ban đầu để xây dựng hệ thống tưới tương đối lớn, người sử dụng phải có hiểu biết nhất định về kỹ thuật và quản lý.

+ Chất lượng tưới phun mưa (sự phân bố hạt trên diện tích tưới) phụ thuộc vào điều kiện thời tiết (vận tốc và hướng gió).

4. Công nghệ nhà kính trong trồng trọt

Với diện tích đất được đầu tư để mang lại hiệu quả cao, giá trị bình quân đạt khoảng 250 - 300 triệu đồng mỗi ha, lớn gấp 2 - 3 lần so với hình thức sản xuất thông thường. Trung bình mỗi căn nhà kính có diện tích khoảng 5 000 m2, tùy thuộc vào từng loại rau củ mà mức năng suất có thể thu được đạt khoảng 50 - 60 tấn/ha/vụ, lợi nhuận tăng hơn 3 lần,…


III. Một số thành tựu ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt trên thế giới

1. Khu nông nghiệp công nghệ cao trong nhà lớn nhất thế giới tại Miyagi, Nhật Bản

Khu vườn trong nhà được cải tạo từ một nhà máy cũ với diện tích đất khoảng 2 500 m2, chia thành 18 dãy kệ trồng, mỗi kệ gồm 15 tầng. Hệ thống đèn LED. được sử dụng lên tới 17 500 chiếc, cho thu hoạch trên 10 000 cây xà lách mỗi ngày.

2. Vườn hoa Keukenhof, Hà Lan

Nói đến nông nghiệp công nghệ cao, không thể không nhắc đến Hà Lan - đất nước vốn là vùng đất thấp, ngập nước nhất thế giới đã áp dụng khoa học công nghệ hết sức hiệu quả để trở thành quốc gia xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp lớn thứ hai thế giới, một trong số sản phẩm đó là các loài hoa.

Hà Lan có vô số những vườn hoa đẹp khắp đất nước, nhưng được biết đến nhiều nhất là vườn hoa Keukenhof

Vườn hoa này rộng khoảng 32 ha, trồng hàng triệu cây hoa tulip với hàng trăm giống khác nhau và rất nhiều giống hoa mới đặc sắc khác thể hiện thành tựu nổi bật về ứng dụng công nghệ cao trong chọn tạo. Vườn hoa Keukenhof, giống hoa của Hà Lan. Vườn hoa trở thành địa điểm thu hút khách tham quan du lịch nổi tiếng thế giới với hàng triệu lượt khách mỗi năm.

3. Trang trại táo ở California, Mỹ

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, tính đến năm 2016, lao động trong ngành nông nghiệp Mỹ hiện chiếm chưa đến 0,7% dân số nhưng sản xuất ra sản lượng lương thực, thực phầm đứng đầu thế giới. Kinh tế trang trại ở Mỹ rất phát triển, với tổng cộng hơn 2,1 triệu trang trại trên khắp cả nước, trung bình mỗi trang trại rộng khoảng 174 ha và trang trại nào cũng áp dụng các ứng dụng công nghệ mới (phổ biến nhất là máy bay không người lái, các loại máy nông nghiệp tự động, công nghệ tưới nước tự động, cảm biến cảnh báo sức khoẻ cây trồng... ).

Nhiều trang trại ở Mĩ còn được khai thác làm du lịch, nhà hàng hay khu nghỉ dưỡng để du khách đến nghỉ ngơi và thu hoạch sản phẩm. Điển hình như những trang trại táo ở California, một điểm đến yêu thích của nhiều người dân Califomia cũng như du khách.

4. Khu vườn kì diệu ở Dubai

Khu vườn được hình thành trên vùng đất sa mạc khô cản rộng khoảng 72 000 m2 với hơn 60 triệu bông hoa, thu hút trên 1,5 triệu du khách tham quan mối năm. Người ta sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt và tận dụng nước thải để tưới cho cây, bên cạnh các ứng dụng khác như công nghệ nhân giống, cảm ứng đo độ ẩm và phân tích dinh dưỡng trong đất.


IV. Yêu cầu cơ bản với người lao động của một số nghành nghề phổ biến trong trồng trọt

Người lao động làm việc trong các ngành nghề của trồng trọt cằn có một số yêu cầu cơ bản sau:

- Có sức khoẻ tốt, chăm chỉ, chịu khó và có trách nhiệm cao trong công việc.

- Có kiến thức, kĩ năng cơ bản về trồng trọt; có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, máy móc trong trồng trọt.

- Tuân thủ an toàn lao động, có ý thức bảo vệ môi trường trong trồng trọt.

Ngoài ra, những người làm trong các ngành nghề này cần có niềm đam mê và yêu thích cây, thiên nhiên, môi trường; yêu thích công việc chăm sóc và nhân giống cây trồng: say mê công việc khám phá quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng; có khả năng nhớ tên và phân loại các loài thực vật, yêu thích hoạt động ngoài trời.

>>> Xem trọn bộ: Sơ đồ tư duy Công nghệ 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lập sơ đồ tư duy Công nghệ 10 Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 21/09/2022 - Cập nhật : 10/10/2022