logo

[Sách mới] Lý thuyết Tin 7 Bài 2 Cánh diều: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng

Tóm tắt Lý thuyết Tin 7 Bài 2 Cánh diều: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Tin học 7 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 2: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng - Tin học 7 Cánh diều


1. Phòng tránh tác hại của Internet và mạng xã hội


Lời khuyên 1. Đừng để game, mạng xã hội biến mình thành nô lệ

- Nhiều người nghiện chơi game đến mức suy kiệt sức khỏe, chơi game liên tục nhiều ngày dẫn đến tử vong.

- Nhiều bạn trẻ tranh thủ mọi lúc để lên mạng xã hội, sống trong không gian ảo nhiều hơn ngoài đời thực dẫn đến sống khép kín, trở nên rụt rè, thiếu tự tin.

⇒ Hãy tuân theo quy định hạn chế của bố, mẹ hoặc đặt ra khung giờ hạn chế mỗi ngày dành cho chơi game hay lên mạng.


2. Phòng tránh rủi ro từ Internet


Lời khuyên 2. Cảnh giác với kẻ dụ dỗ và bắt nạt

- Kẻ dụ dỗ trên mạng thường nhằm đến lứa tuổi học sinh. Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của tuổi trẻ, chúng rất hiểu tâm lí trẻ em, khéo giả bộ chăm sóc em. Tiếp theo, chúng lôi kéo em làm những việc “thân mật” hơn qua webcam, hẹn gặp để tặng quà,
tâm sự trực tiếp,... 

- Sau đó chúng sẽ dùng hình ảnh ghi lại từ webeam về mối quan hệ riêng tư để đe dọa, bắt nạt em, buộc em phải làm theo đòi hỏi của chúng. Hãy cảnh giác với “người quen trên Imnạng” kiểu này. Nêu được hẹn gặp riêng, hãy đề phòng và phải nói cho người thân mà em tin tưởng biết được. Hãy dũng cảm nói ra và nhờ bố, mẹ, thầy, cô hoặc người thân trong gia đình giúp đỡ mỗi khi em bị đe doạ trên không gian mạng. 

Sách mới Lý thuyết Tin 7 Bài 2 Cánh diều: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng

Lời khuyên 3. Bắt nạt, tiếp tay cho kẻ bắt nạt là vi phạm pháp luật

- Những hình ảnh, clip video, đoạn tin nhắn, email, … có nội dung kín đáo riêng tư, nếu bị công khai sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của nạn nhân.

- Kẻ xấu có thể tung tin đồn thất thiệt hay trực tiếp xúc phạm, làm nhục, đe dọa, quấy rối nạn nhân bằng cách gửi tin nhắn, viết trên mạng xã hội.

- Nếu em lan truyền những nội dung có tính bắt nạt kiểu như trên tức là em đã tiếp tay cho kẻ bắt nạt, do đó em đã vi phạm pháp luật.


3. Không vi phạm pháp luật khi dùng Internet


Lời khuyên 4. Không lan truyền tin giả, bài viết xuyên tạc sự thật, hình ảnh đồi trụy

- Các nội dung đồi trụy là phản văn hóa, bị cấm trên mạng theo pháp luật Việt Nam.

- Cả người đăng và người lan truyền thông tin xấu đều vi phạm pháp luật.


Lời khuyên 5. Đừng vô tình “ăn cắp” trên không gian mạng

- Việc lấy trên mạng những hình ảnh đẹp, những bài văn hay của người khác, sau đó đem ra sử dụng nguyên gốc, coi như của mình thì nhẹ gọi là đạo văn, nặng là vi phạm luật bản quyền.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Tin 7 ngắn gọn Cánh Diều

-------------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Tin 7 Bài 2 Cánh diều: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 21/09/2022 - Cập nhật : 21/09/2022