logo

[Sách mới] Lý thuyết Tin 10 Bài 16 Kết nối tri thức: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python

Tóm tắt Lý thuyết Tin 10 Bài 16 Kết nối tri thức: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Tin học 10 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python - Tin học 10 Kết nối tri thức


1. Ngôn ngữ lập trình bậc cao

Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao do Guido van Rossum, người Hà Lan tạo ra và ra mắt lần đầu năm 1991. Các câu lệnh của Python có cú pháp đơn giản. Môi trường lập trình Python dễ sử dụng, không phụ thuộc vào hệ điều hành, chạy trên nhiều loại máy tính, điện thoại thông minh, robot giáo dục,... Python có mã nguồn mở nên thu hút nhiều nhà khoa học cùng phát triển. Nhờ có các thư viện chương trình phong phú về trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu, kĩ thuật robot,... Pyfhon là ngồn ngữ lập trình được dùng phổ biến trong nghiên cứu và giáo dục.

- Ngôn ngữ lập trình bậc cao có các câu lệnh được viết gắn với ngôn ngữ tự nhiên giúp cho việc đọc, hiểu chương trình dễ dàng hơn.


2. Môi trường lập trình Python

Phần mềm Python là một môi trường lập trình cho phép soạn thảo chương trình bằng ngôn ngữ Python, hỗ trợ gỡ lỗi, phân tích cú pháp dòng lệnh và thực hiện các chương trình Python (chương trình hoàn chỉnh hoặc từng câu lệnh). Môi trưởng lập
trình Python có hai chế độ:
- Chế độ gõ lệnh trực tiếp và chế độ soạn thảo

a. Chế độ gõ lệnh trực tiếp

- Trong một phiên làm việc với Python, gõ lệnh trực tiếp sau dấu nhắc >>> và nhấn phím Enter để thực hiện lệnh.

Sách mới Lý thuyết Tin 10 Bài 16 Kết nối tri thức: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python

b. Chế độ soạn thảo

Trong môi trường lập trình Python, chúng ta cũng có thê soạn thảo chương trình hoàn chỉnh bằng cách chọn File/New File để mở ra màn hình soạn thảo chương trình tương tự như sau:

- Soạn thảo chương trình hoàn chỉnh bằng cách chọn File/New File để mở ra màn hình soạn thảo.

Sách mới Lý thuyết Tin 10 Bài 16 Kết nối tri thức: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python

3. Một số lệnh Python đầu tiên

- Khi nhập giá trị số hoặc xâu kí tự từ dòng lệnh, Python tự nhận biết kiểu dữ liệu.

Sách mới Lý thuyết Tin 10 Bài 16 Kết nối tri thức: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python

- Python có thể thực hiện các phép toán thông thường với số, phân biệt số thực và số nguyên.

Sách mới Lý thuyết Tin 10 Bài 16 Kết nối tri thức: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python

- Lệnh print() có chức năng in dữ liệu ra màn hình, có thể in một hoặc nhiều giá trị đồng thời

Cú pháp lệnh print() như sau:

Sách mới Lý thuyết Tin 10 Bài 16 Kết nối tri thức: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python

Trong đó v1, v2, …, vn là các giá trị cần đưa ra màn hình.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Tin 10 ngắn gọn Kết nối tri thức

-------------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Tin 10 Bài 16 Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 19/09/2022 - Cập nhật : 22/09/2022