logo

[Sách mới] Lý thuyết KHTN 7 Bài 20 Chân trời ST: Từ trường Trái Đất - Sử dụng la bàn

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 20 Chân trời sáng tạo: Từ trường Trái Đất - Sử dụng la bàn theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết KTHN 7 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 20: Từ trường Trái Đất - Sử dụng la bàn - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo


1. Từ trường của Trái Đất

Tìm hiểu sự tồn tại từ trường của Trái Đất

Năm 1600, William Gilbert (1544 - 1603) là một nhà khoa học người Anh lần đầu tiên đã nêu giả thuyết cho rằng Trái Đất là một “thanh nam châm khổng lồ”. 

[Sách mới] Lý thuyết KHTN 7 Bài 20 Chân trời ST: Từ trường Trái Đất - Sử dụng la bàn

Ngày nay, các nhà khoa học đã khẳng định rằng sự tồn tại của từ trường Trái Đất:

+ Mặt Trời phát ra các bức xạ (như các hạt e, p,...) có năng lượng cao, rất nguy hiểm đối với các sinh vật trên Trái Đất. Dòng các bức xạ này chịu tác dụng của từ trường Trái Đất nên bị lệch về phía hai địa cực. Các bức xạ này tương tác với khí quyển tạo ra hiện tượng cực quang.

+ Từ trường mạnh ở phía địa cực và yếu hơn ở vùng Xích đạo.

Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là một trong những hành tinh có từ trường


II. Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí

[Sách mới] Lý thuyết KHTN 7 Bài 20 Chân trời ST: Từ trường Trái Đất - Sử dụng la bàn

Phân biệt cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí

Cực Bắc địa từ và cực Nam địa từ nằm ở trên trục từ của Trái Đất

Cực Bắc địa lí và cực Nam địa lí nằm trên trục quay của Trái Đất

Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau


III. Sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí

Tìm hiểu kí hiệu la bàn

Cấu tạo: 

[Sách mới] Lý thuyết KHTN 7 Bài 20 Chân trời ST: Từ trường Trái Đất - Sử dụng la bàn

- Vỏ hộp có mặt kính bảo vệ

- Một kim nam châm có thể quay tự do trên một trục cố định

- Một mặt số có thể quay độc lập với kim nam châm

Các kí hiệu trên mặt la bàn

[Sách mới] Lý thuyết KHTN 7 Bài 20 Chân trời ST: Từ trường Trái Đất - Sử dụng la bàn

Xác định hướng địa lí của một đối tượng

Xác định các cực Nam (S) và cực Bắc (N) của kim la bàn. Các cực này thường có kí hiệu hoặc màu khác nhau để phân biệt

Chọn một đối tượng ma ta cần xác định hướng địa lí (cửa lớp học, cổng trường,...)

Đặt la bàn trên mặt phẳng nằm ngang. Chờ cho kim la bàn đứng yên, xoay la bàn sao cho vạch 0 trùng với cực Bắc của kim nam châm

Đọc giá trị của góc hợp bởi hướng đối tượng cần xác định và hướng bắc trên la bàn

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 ngắn gọn Chân trời sáng tạo

-------------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 20 Chân trời sáng tạo: Từ trường Trái Đất - Sử dụng la bàn trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 20/09/2022 - Cập nhật : 21/09/2022