logo

[Sách mới] Lý thuyết KHTN 7 Bài 13 Chân trời ST: Độ to và độ cao của âm

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 13 Chân trời sáng tạo: Độ to và độ cao của âm theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết KTHN 7 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 13: Độ to và độ cao của âm - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo


I. Độ to của âm

1. Tìm hiểu về biên độ dao động

Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí ban đầu (cân bằng) đến vị trí xa nhất của dao động.

[Sách mới] Lý thuyết KHTN 7 Bài 13 Chân trời ST: Độ to và độ cao của âm

Trên màn hình dao động kí, biên độ của sóng âm được biểu diễn bằng khoảng cách từ đường xy đến điểm cao nhất của đường biểu diễn trên màn hình.

[Sách mới] Lý thuyết KHTN 7 Bài 13 Chân trời ST: Độ to và độ cao của âm

2. Tìm hiểu mối liên hệ giữa độ to của âm với biên độ của âm

Âm nghe được càng to thì biên độ âm càng lớn


II. Độ cao của âm

1. Tìm hiểu về tần số

Tần số là số dao động vật thực hiện được trong 1 giây, đơn vị là Hz Tần số mà tai ta có thể nghe được khoảng từ 20 Hz đến 20 000 Hz. Tần số của một số nốt nhạc: si (494 Hz); đô (523 Hz); rê (587 Hz); mi (629 Hz); fa (698 Hz); son (784 Hz); la (880 Hz).

2. Tìm hiểu mối liên hệ giữ độ cao và tần số âm

Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số càng lớn. Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số càng nhỏ.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 ngắn gọn Chân trời sáng tạo

-------------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 13 Chân trời sáng tạo: Độ to và độ cao của âm trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 20/09/2022 - Cập nhật : 21/09/2022