logo

Lý thuyết Địa 7 Bài 19: Thiên nhiên châu Đại Dương (Chân trời ST)

Tóm tắt Lý thuyết Địa 7 Bài 19 Chân trời sáng tạo: Thiên nhiên châu Đại Dương theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất.

Bài 19: Thiên nhiên châu Đại Dương SGK Địa lí 7 Chân trời sáng tạo

>>> Tham khảo: Soạn Địa 7 Bài 19: Thiên nhiên châu Đại Dương - Chân trời sáng tạo


1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

- Phần lớn châu Đại Dương nằm ở nam bán cầu, phía tây bắc giáp với châu Á và phía tây giáp với Ấn Độ Dương bao gồm các chuỗi đảo Mê-la-nê-đi, NiuDilen, Pô-li-nê-đi, Mi-cro-nê-di

- Lục địa Ô-xtray-li-a trải dài từ khoảng vĩ tuyến 100N đến 390N, nằm ở phía tây châu Đại Dương 4 phía giáp với biển, đường bờ biển ít bị chia cắt. Đây là lục địa có diện tích nhỏ nhất thế giới 8.5 triệu km2

[Sách mới] Lý thuyết Địa 7 Bài 19 Chân trời sáng tạo: Thiên nhiên châu Đại Dương

2. Đặc điểm tự nhiên

a. Địa hình và khoáng sản

* Địa hình

- Ô-xtrây-li-a là một lục địa tương đối bằng phẳng với vùng cao nguyên ở phía tây; đồng bằng, bồn địa ở khu vực trung tâm; vùng núi ở phía đông.

- Địa hình ở Niu Di-len và chuỗi đảo Mê-la-nê-di chủ yếu là núi cao, có đỉnh cao trên 4000 m. Ở hai chuỗi đảo còn lại, các đảo núi lửa là những đảo núi cao trong khi các đảo san hô là các đảo thấp.

* Khoáng sản

Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len có nhiều tài nguyên khoáng sản có giá trị: sắt, đồng, vàng, than và dầu mỏ.

b. Khí hậu và sinh vật

[Sách mới] Lý thuyết Địa 7 Bài 19 Chân trời sáng tạo: Thiên nhiên châu Đại Dương

- Phần lớn lục địa Ô-xtray-li-a có khí hậu khô hạn phân hóa từ bắc xuống nam từ khí hậu nhiệt đới đến khí hậu cận nhiệt và ôn đới. Các đới khí hậu còn phân hóa thành các kiểu: nhiệt đới khô và cận nhiệt lục địa chiếm diện tích lớn nhất, phía nam có kiểu ôn đới hải dương, đông và đông nam có kiểu núi cao.

- Khí hậu phân hóa từ tây sang đông: phía đông là kiểu ôn đới hải dương, càng vào sâu trong lục địa biên độ nhiệt lớn và lượng mưa thấp.

- Giới sinh vật phong phú và độc đáo (75% là loài địa phương). Động vật: thú có túi, cáo mỏ vịt, các loài có vú, chim. Thực vật các loài cây bản địa như keo hoa vàng, bạch đàn, tràm, phía nam phát triển rừng nhiệt đới trên đảo Ta- xma-ni-a.

 - Các loài sinh vật đặc hữu của Ô-xtrây-li-a: thú có túi, căng-gu-ru, chuột túi, thú mỏ vịt,…

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Địa 7 ngắn gọn Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa 7 Bài 19 Chân trời sáng tạo trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 16/09/2022 - Cập nhật : 16/10/2022