logo

Lý thuyết Địa 10 Bài 37: Địa lí ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng (Kết nối tri thức)

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 37 Kết nối tri thức: Địa lí ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Địa 10 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 37: Địa lí ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng - Địa 10 Kết nối tri thức

>>> Tham khảo: Soạn Địa 10 Bài 37: Địa lí ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng - Kết nối tri thức


I. Thương mại


1. Vai trò và đặc điểm   

a. Vai trò

- Với kinh tế

+ Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng

+ Điều tiết sản xuất, giúp trao đổi hàng hóa được mở rộng, thúc đẩy sản xuất phát triển

- Với các lĩnh vực khác

+ Định hướng tiêu dùng, tạo tập quán tiêu dùng mới

+ Thúc đẩy phân công lao động giữa các lãnh thổ trong nước và trên thế giới

Sách mới Lý thuyết Địa 10 Bài 37 Kết nối tri thức: Địa lí ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng

Hoạt động thương mại (minh họa)

b. Đặc điểm

- Thương mại là quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa bên bán và bên mua, đồng thời tạo ra thị trường.

- Hoạt động thương mại chịu tác động của quy luật cung và câu.

- Không gian hoạt động thương mại không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia (nội thương) mà còn giữa các quốc gia với nhau (ngoại thương).

- Hoạt động ngoại thương được đo lường bằng cán cân xuất nhập khâu. Nếu trị giá xuất khẩu lớn hơn trị giá nhập khâu gọi là xuât siêu. Nêu trị giá xuât khâu nhỏ hơn trị giá nhập khâu gọi là nhập siêu.

- Sự kết hợp giữa thương mại và công nghệ đã dẫn đến sự bùng nỗ của thương mại điện tử.


2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố

- Vị trí địa lí: Hình thành đầu mối thương mại, thu hút đầu tư, thúc đẩy thương mại phát triển.

- Trình độ phát triển kinh tế và lịch sử - văn hóa: Ảnh hưởng tới cơ cấu thương mại, quy mô phát triển thương mại.

- Đặc điểm dân cư: Ảnh hưởng đến sức mua và nhu cầu của người dân, hình thành mạng lưới thương mại.

- Khoa học - công nghệ: Thay đổi cách thức, loại hình thương mại.

- Toàn cầu hóa - hội nhập quốc tế: Thúc đẩy đầu tư quốc tế, phát triển ngoại thương, hình thành các tổ chức thương mại quốc tế.


3. Tình hình phát triển và phân bố

a. Nội thương:

- Cùng với sự phát triển của sức sản xuất và quy mô dân số, hoạt động thương mại trong các quốc gia ngày càng phát triển về cả không gian trao đổi sản phẩm, số lượng và chất lượng sản phẩm.

- Quy mô thị trường hàng hoá ngày càng phát triển, hàng hoá trên thị trường ngày càng phong phú, đa dạng.

- Việc mua bán hàng hoá thường diễn ra tại các cửa hàng bán lẻ, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.

- Thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi thương mại truyền thống.

b. Ngoại thương:

- Thị trường thế giới hiện nay là thị trường toàn câu, xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đang là xu hướng quan trọng nhất trong nền kinh té thế giới.

- Thương mại quốc tế ngày càng tăng về khối lượng và giá trị hàng hoá.

Sách mới Lý thuyết Địa 10 Bài 37 Kết nối tri thức: Địa lí ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng

Tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu trên thế giới, giai đoạn 1990 - 2019


II. Tài chính ngân hàng


1. Vai trò và đặc điểm

a. Vai trò

- Là huyết mạch của nền kinh tế, động lực cho nền kinh tế phát triển.

- Cung cấp các dịch vụ tài chính, đảm bảo các hoạt động đầu tư và sản xuất diễn ra liên tục, góp phần điều tiết sản xuất và ổn định nền kinh tế.

- Xác lập các mối quan hệ tài chính trong xã hội, góp phần tạo việc làm, tăng năng suất lao động.

- Thông qua các hoạt động toàn cầu, thúc đẩy toàn cầu hóa nền kinh tế.

b. Đặc điểm

- Là lĩnh vực rất rộng, gồm nhiều hoạt động ngân hàng, tài chính doanh nghiệp, tài chính công, tài chính quốc tế…

- Do tính rủi ro và có phản ứng dây chuyền trong hệ thống nên sản phẩm tài chính ngân hàng thường được hiện theo quy trình nghiêm ngặt.

- Khách hàng lựa chọn dịch vụ dựa vào tính thuận tiện, an toàn, lãi suất, phí dịch vụ.

- Chất lượng sử dụng đánh giá trong và sau quá trình sử dụng.


2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố tài chính ngân hàng:

- Nhu cầu phát triển kinh tế và khả năng tài chính của người dân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triên tài chính ngân hàng.

- Các đặc điểm về phân bồ các trung tâm kinh tế, dân cư, quần cư,... ảnh hưởng đến sự phân bố, quy mô của các cơ sở giao dịch tài chính ngân hàng.

- Sự phát triển của khoa học - công nghệ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động, năng suất lao động của ngành tài chính ngân hàng.


3. Tình hình phát triển

- Xuất hiện từ lâu và phát triển ở nhiều quốc gia.

- Là ngành trụ cột của các nước phát triển và ngày càng phát triển ở các nước đang phát triển.

- Đóng góp lớn cho sự phát triển chung của nền kinh tế.

Sách mới Lý thuyết Địa 10 Bài 37 Kết nối tri thức: Địa lí ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng

- Trung tâm tài chính lớn: Niu Oóc, Luân Đôn, Thượng Hải, Tô-Ky-ô…

>>> Xem toàn bộ: Tóm tắt lý thuyết Địa 10 ngắn gọn Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 37 Kết nối tri thức: Địa lí ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 17/09/2022 - Cập nhật : 21/09/2022