logo

[Sách mới] Lý thuyết Hóa 10 Bài 2 Chân trời ST: Thành phần của nguyên tử (Sơ đồ tư duy)

Tóm tắt Sách mới CTST Lý thuyết Hóa 10 Bài 2: Thành phần của nguyên tử (Sơ đồ tư duy) ngắn gọn, dễ nhớ nhất. Tổng hợp đầy đủ kiến thức Bài 2: Thành phần của nguyên tử bám sát nội dung SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo.

Bài 2: Thành phần của nguyên tử


I. Thành phần cấu tạo nguyên tử

- Từ thời cổ Hy Lạp, nhà triết học Democritus cho rằng mọi vật chất được tạo thành từ các phần tử rất nhỏ

- Giữa thế kỉ XIX, các nhà khoa học cho rằng: các chất đều được cấu tạo nên từ những hạt rất nhỏ, không thể phân chia được nữa, gọi là nguyên tử

- Cuối thế kỉ XIX, đầu XX, bằng những nghiên cứu thực nghiệm, các nhà khoa học đã chứng minh sự tồn tại của nguyên tử và nguyên tử có cấu tạo phức tạp.


II. Sự tìm ra electron

- Năm 1897, nhà vật lí người Anh J.J Thomson thực hiện thí nghiệm phóng điện qua một ống thủy tinh gần như chân không (gọi là ống tia âm cực). Ông quan sát thấy màn huỳnh quang trong ống phát sáng do những tia phát ra từ cực âm (gọi là tia âm cực) và những tia này bị hút về cực dương của trường điện, chứng tỏ chúng tích điện âm. Đó chính là chùm các hạt electron.

⇒ Trong nguyên tử tồn tại một loại hạt có khối lượng và mang điện tích âm, được gọi là electron.

[Sách mới CTST] Lý thuyết Hóa 10 Bài 2: Thành phần của nguyên tử (Sơ đồ tư duy)

- Hạt electron, kí hiệu là e, có:

+ Điện tích: qe = - 1,602 × 10-19 C (coulomb).

+ Khối lượng: me = 9,11 × 10-28 g.

- Người ta chưa phát hiện được điện tích nào nhỏ hơn 1,602 × 10-19 C nên nó được dùng làm điện tích đơn vị, điện tích của electron được quy ước là -1.


III. Sự khám phá hạt nhân nguyên tử

- Năm 1911, E.Rutherford (người New Zealand) thực hiện thí nghiệm bắn phá lá vàng rất mỏng bằng chùm hạt α. Màn hình quang xung quanh lá vàng dùng để quan sát vị trí va chạm của hạt α. Hầu hết các hạt α đều xuyên qua lá vàng, chứng tỏ nguyên tử có cấu tạo rỗng, ở tâm chứa một hạt nhân mang điện tích dương và có kích thước nhỏ so với kích thước nguyên tử

=> Nguyên tử có cấu tạo rỗng gồm hạt nhân ở trung tâm và lớp vở là các electron chuyển dộng xung quanh hạt nhân.

- Nguyên tử trung hòa về điện: Số đơn vị điện tích dương của hạt nhân bằng số đơn vị điện tích âm của các electron của nguyên tử. 


IV. Cấu tạo hạt nhân nguyên tử

- Vào năm 1918, khi bắn phá hạt nhân nguyên tử nitrogen bằng các hạt α, Rutherford đã nhận thấy sự xuất hiện hạt nhân nguyên tử oxygen và một loại hạt mang một đơn vị điện tích dương (eo hay +1), đó là proton (kí hiệu là p).

- Năm 1932, khi dùng các hạt α để bắn phá hạt nhân nguyên tử beryllium, J. Chadwick nhận thấy sự xuất hiện của một loại hạt có khối lượng xấp xỉ hạt proton, nhưng không mang điện. Ông gọi chúng là neutron (kí hiệu là n).

- Kết luận: Hạt nhân nguyên tử gồm hai loại hạt là proton và neutron.

+ Proton kí hiệu là p, mang điện tích dương (+1)

+ Neutron kí hiệu là n, không mang điện.

+ Proton và neutron có khối lượng gần bằng nhau.

[Sách mới CTST] Lý thuyết Hóa 10 Bài 2: Thành phần của nguyên tử (Sơ đồ tư duy)

V. Kích thước và khối lượng nguyên tử


1. Kích thước

- Đường kính nguyên tử gấp 10000 lần đường kính hạt nhân

- Đơn vị thường sử dụng là Ao

1nm = 10-9

1 Ao = 10-10m

1nm = 10 Ao


2. Khối lượng

- Khối lượng của electron rất nhỏ nên khối lượng của nguyên tử tập trung hầu hết ở hạt nhân

- Khối lượng nguyên tử = mp + mn + me ≈ = mp + mn (amu)

[Sách mới CTST] Lý thuyết Hóa 10 Bài 2: Thành phần của nguyên tử (Sơ đồ tư duy)

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Hóa 10 ngắn gọn Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Hóa 10 Bài 2 bằng Sơ đồ tư duy trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 11/09/2022 - Cập nhật : 22/09/2022