Sách giống như thức ăn. Có thứ chỉ nếm, có thứ có thể ăn nhiều. Chỉ có một ít thứ là cần nhai kĩ, ăn chậm để thấy vị ngon. Cho nên có sách chỉ đọc một phần, có sách chỉ cần biết sơ lược, còn có một ít sách thì phải đọc hểt, đọc kĩ, đọc đi đọc lại. Dưới đây là đề đọc hiểu Sách giống như thức ăn. Mời các bạn cùng tham khảo để hiểu thêm những thông điệp mà tác phẩm mang lại nhé!
Đọc hiểu: Sách giống như thức ăn
Đọc đoạn trích:
(1) Sách giống như thức ăn. Có thứ chỉ nếm, có thứ có thể ăn nhiều. Chỉ có một ít thứ là cần nhai kĩ, ăn chậm để thấy vị ngon. Cho nên có sách chỉ đọc một phần, có sách chỉ cần biết sơ lược, còn có một ít sách thì phải đọc hểt, đọc kĩ, đọc đi đọc lại.
(2) Có sách có thể nhờ người khác đọc hộ, sau chỉ xem lại phần ghi chép là đủ. Nhưng đó chỉ là sách không quan trọng, tầm thường. Nếu không thế thì cuốn sách giống như thứ nước cất, đọc xong không còn mùi vị gì nữa.
[…]
(3) Đọc sử làm cho ta sáng suốt, đọc thơ làm cho ta thông minh, học toán làm cho ta chặt chẽ, triết lí làm cho ta sâu sắc, đạo đức khiến ta cao thượng, lô gích, tu từ giúp ta giỏi biện luận. Tóm lại, kiến thức có thể nhào nặn tính cách con người.
(4) Không chỉ thế, các khiếm khuyết về tinh thần đều có thể nhờ đọc sách mà được cải thiện, cũng giống như các khiếm khuyết về thân thể có thể nhờ hoạt động thích đáng mà được cải thiện. Chơi bóng có lợi cho vùng thắt lung, bắn cung làm nở ngực, đi bộ giúp tiêu hoá, cưỡi ngựa làm cho phản ứng linh’hoạt… Cũng như vậy, một kẻ tư duy không tập trung thì khó có thể học toán, bởi học toán mà không tập trung là sai ngay. Kẻ thiếu sức phán đoán, phân tích thì học triết lí tư biện, vì môn này đòi hỏi suy lí phức tạp, chi li. Không giỏi suy luận thì cần đọc các điều của luật pháp.,. Mọi khiếm khuyết về tinh thần đều có thể nhờ đọc sách, học hỏi mà được chữa trị.
(Trích Bài tập Ngữ Văn 11 nâng cao, NXB giáo dục 2007, tr 88-89)
>>> Xem thêm: Đọc hiểu Vẻ đẹp tâm hồn
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2: Chỉ ra một phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn 2.
Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu văn: “Đọc sử làm cho ta sáng suốt, đọc thơ làm cho ta thông minh, học toán làm cho ta chặt chẽ, triết lí làm cho ta sâu sắc, đạo đức khiến ta cao thượng, lô gích, tu từ giúp ta giỏi biện luận.”
Câu 4: Anh/chị có đồn tình với nhận định: Mọi khiếm khuyết về tinh thần đều có thể nhờ đọc sách, học hỏi mà được chữa trị? Vì sao?