logo

S hóa trị mấy?

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi “S hóa trị mấy?” cùng với kiến thức mở rộng chi tiết là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và bạn học sinh.


Trả lời câu hỏi: S hóa trị mấy?

- Lưu huỳnh có nhiều hóa trị

- Lưu huỳnh có hóa trị: II, IV, VI

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về lưu huỳnh dưới đây nhé.


Kiến thức mở rộng về lưu huỳnh


1. Lưu huỳnh là gì? Những đặc điểm nổi bật

- Lưu huỳnh là một phi kim phổ biến hiện nay với những đặc điểm nổi bật như sau:

+ Không có mùi, không vị và nhiều hóa trị.

+ Dạng gốc của lưu huỳnh là một chất rắn kết tinh màu vàng chanh.

- Lưu huỳnh có ở đâu: 

+ Trong tự nhiên, có thể tìm thấy chúng ở dạng đơn chất hay trong các khoáng chất sulfua và sulfat. Nó có mùi như mùi mùi trứng ung, thực chất mùi này là mùi đặc trưng của sulfua hiđrô (H2S).

+ Lưu huỳnh dạng đơn chất có thể tìm thấy ở gần các suối nước nóng và các khu vực núi lửa tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt dọc theo vành đai lửa Thái Bình Dương.

- Hiện nay chúng được sử dụng chủ yếu trong các loại phân bón hay trong thuốc súng, diêm, thuốc trừ sâu hay thuốc diệt nấm…


2. Tính chất vật lí của lưu huỳnh

a, Hai dạng thù hình của lưu huỳnh

Lưu huỳnh có 2 dạng thù hình: lưu huỳnh tà phương (Sα) và lưu huỳnh đơn tà (Sβ).

Chúng khác nhau về cấu tạo tinh thể và 1 số tính chất vật lí nhưng có tính chất hóa học giống nhau.

Chúng biến đổi qua lại với nhau theo nhiệt độ.

b, Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh

to < 113oC, Sα và Sβ là chất rắng, màu vàng. Phân tử gồm 8 nguyên tử liên kết cộng hóa trị với nhau thành mạch vòng.

to = 119oC, S nóng chảy thành chất lòng màu vàng, linh động. S8 mạch vòng.

to = 187oC, S lỏng → quánh nhớt màu nâu đỏ.

to = 445oC, S sôi → Sn bị đứt gãy thành nhiều phân tử nhỏ bay hơi.

Ở 1700oC hơi lưu huỳnh là những nguyên tử S.


3. Tính chất về hoá học của lưu huỳnh là gì?

Chúng ta thường được gặp lưu huỳnh ở dạng bột. Vậy bột lưu huỳnh là gì? Đó là một chất bột màu vàng và không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ. S là một nguyên tử lớp ngoài cùng có 6e, có 2e độc thân trong đó.

Số oxi hoá của lưu huỳnh ở phản ứng hoá học có thể tăng hoặc giảm: +6, +4, 0, -2.

a, Tính oxi hoá

+ Khi tác dụng với hidro hoặc kim loại thì số oxi hóa sunfua sẽ giảm từ 0 xuống -2.

+ Tác dụng với kim loại: sẽ tạo thành muối sunfua.

+ Tác dụng với hidro sẽ tạo thành khí hidro sunfua.

b, Tính khử

+ S tác dụng với phi kim số oxi hoá sẽ tăng từ 0 lên đến +4 hoặc +6.

+ Khi ở nhiệt độ thích hợp lưu huỳnh mới phản ứng với phi kim.

+ Tác dụng với những chất oxi hoá mạnh.

icon-date
Xuất bản : 21/03/2022 - Cập nhật : 28/03/2022