logo

Rừng ngập mặn không có vai trò nào sau đây?

icon_facebook

Cung cấp diện tích để nuôi các loài thuỷ sản, Cung cấp gỗ củi, Có tác dụng chắn sóng, lấn biển là tác dụng quan trọng của rừng ngập mặn. Vậy, Rừng ngập mặn không có vai trò nào sau đây? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây!


Câu hỏi: Rừng ngập mặn không có vai trò nào sau đây?

A. Cung cấp diện tích để nuôi các loài thuỷ sản.

B. Cung cấp gỗ củi.

C. Có tác dụng chắn sóng, lấn biển.

D. Làm giảm bớt thiệt hại do lũ lụt ở các đồng bằng.

Đáp án đúng là: D. Làm giảm bớt thiệt hại do lũ lụt ở các đồng bằng.


Giải thích của giáo viên Toploigiai vì sao chọn đáp án D

Rừng ngập mặn không có vai trò là làm giảm bớt thiệt hại do lũ lụt ở các đồng bằng. Rừng ngập mặn là một nhóm cây và bụi sống trong vùng bãi triều ven biển. Hiện nay trên thế giới có khoảng 80 loài cây ngập mặn khác nhau. Rừng ngập mặn còn là một hệ sinh thái vô cùng đa dạng: rất nhiều loài sinh vật sinh trưởng và phát triển tại đây, trong số đó có những loài chỉ sinh sống ở rừng ngập mặn!

Rừng ngập mặn không có vai trò là làm giảm bớt thiệt hại do lũ lụt ở các đồng bằng.

- Vai trò của rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái quan trọng và có năng suất cao nhất trên thế giới, là nơi nuôi dưỡng, cư ngụ, cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật dưới nước và trên cạn có giá trị ở vùng ven biển. Rừng ngập mặn giúp ổn định bờ biển, bảo vệ đê điều và là tấm lá chắn chống lại gió bão cũng như các tai biến thiên nhiên. Rừng ngập mặn đã đóng góp đáng kể vào đời sống kinh tế xã hội của người dân ven biển ở Việt Nam. Tài nguyên hệ sinh thái rừng ngập mặn đã được khai thác từ lâu đời làm vật liệu xây dựng, hầm than, củi đun, lấy ta nin, thức ăn, mật ong, thảo dược,...

Trong rừng ngập mặn, không phải loại cây nào cũng có thể sinh sống và phát triển được. Chỉ những loại thực vật thích hợp với vùng nước ngập mặn mới có thể sinh sống và phát triển một cách tốt nhất. Chính vì những yếu tố đó đã tạo nên một môi trường sinh trưởng và phát triển khắc nghiệt chỉ những loại cây ngập mặn với những đặc tính riêng mới có thể sống và thích nghi một cách tốt nhất.


- Hiện trạng rừng ngập mặn ở một số khu vực ở Việt Nam

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long có diện tích có rừng ngập mặn là 73.372,04 ha, chiếm 50,5 % diện tích rừng ngập mặn cả nước. Tại đây trạng thái thực bì là rừng tự nhiên và rừng trồng được gây trồng nhiều năm qua ở các vùng cửa sông ven biển, bãi bồi đất ngập mặn, những nơi ngập triều trung bình, thể nền từ bùn đến sét, độ lún từ 20-40cm, các loài cây được gây trồng chủ yếu bao gồm: Đước đôi (Rhizophora apiculata), Mắm biển (Avicennia marina), Bần chua (Sonneratia caseolaris), Dừa nước (Nypa fruticans) và Mắm đen (Avicennia officinalis)… Thực trạng xói lở, bồi tụ, suy giảm rừng ngập mặn diễn ra phức tạp tại khu vực này. Nghiên cứu cũng tổng kết, đánh giá một số giải pháp về trồng rừng đã được áp dụng có hiệu quả trong thời gian qua. Kết quả nghiên cứu nhằm đề xuất một số giải pháp khôi phục và phát triển rừng ngập mặn khu vực ven biển đồng bằng sông Cửu Long.

Diện tích rừng ngập mặn ở dải ven bờ Nam Trung Bộ từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận đã bị suy giảm nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau như: phá rừng ngập mặn để phát triển khu dân cư, cơ sở hạ tầng, xây dựng ao, đìa nuôi thủy sản, thiếu sự quản lý...Hiện nay, diện tích rừng ngập mặn chỉ còn khoảng 447,86 ha phân bố rất phân tán ở vùng cửa sông và ven các đầm, vịnh ven biển. Trong đó, các tỉnh có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất là Bình Định với 177ha, Quảng Nam: 114,27 ha, Khánh Hòa: 104,08 ha. Các tỉnh Quảng Ngãi, Phú Yên, Ninh Thuận chỉ còn vài chục ha rừng ngập mặn

>>>Tham khảo: Ở nước ta, rừng được phân thành các loại

icon-date
Xuất bản : 05/09/2022 - Cập nhật : 09/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads