Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Ròng rọc có cấu tạo như thế nào? Có mấy loại ròng rọc” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn vật lí 6 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.
Cấu tạo của ròng rọc
Ròng rọc được cấu tạo từ 4 bộ phận chính:
- Bánh xe
- Trục chính
- Móc treo cố định
- Giá kế nối móc treo và trục bánh xe
Cấu tạo của ròng rọc khá đơn giản, là thiết bị nâng kéo sơ khai. Bao gồm một bánh xe có rãnh điều hướng sợi dây cáp hoặc có thể sử dụng dây thừng với khả năng chịu đựng sức nặng của vật cần kéo lớn.
Bánh xe này được quay quanh trục cố định đươc gắn với một móc treo.
Các loại ròng rọc:
Dựa vào cách sử dụng mà người ta chia ròng rọc thành 2 loại: ròng rọc cố định và ròng rọc động
- Ròng rọc cố định: là loại ròng rọc làm thay đổi hướng của lực tác động vào nó với cường độ của lực là F=P. Với ròng rọc cố định dù không được lợi về lực nhưng lại được lợi về chiều
- Ròng rọc động: để kéo vật lên cao với 1 lực nhỏ hơn trọng lượng của vật F
Ròng rọc là một loại máy cơ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Người ta sử dụng ròng rọc là để trợ lực nâng,kéo vật nặng lên cao hoặc hạ thấp xuống dễ dàng. Nhờ có ròng rọc mà có thể tiết kiệm hiệu quả cũng như chi phí nhân công mà còn không hao tốn sức lao động.
Ròng rọc được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến trong các công việc nâng hạ vật nặng trong cuộc sống. Nó được sử dụng chủ yếu trong dân dụng vì chi phí rẻ, dễ dàng sử dụng, hoạt động thủ công. Tải trọng nâng vật nặng khá nhỏ bởi nó phụ thuộc vào sức kéo của mỗi người. Cũng bởi vậy nó thường không được sử dụng trong công nghiệp.
Tuy nhiên ngày nay ròng rọc đã được thay thế bằng các loại máy nâng hạ khác hiện đại hơn, hiệu quả cao hơn như pa lăng xích kéo tay, pa lăng cáp điện, tời kéo,…
- Ròng rọc có kết cấu nhỏ gọn, có thể kéo vật lên cao dễ dàng hơn khi chỉ dùng sức người và giúp kéo vật lên cao với 1 lực nhỏ hơn trọng lực của vật.
Ròng rọc cố định sẽ làm thay đổi hướng của vật còn ròng rọc động thì lại được lợi về lực hơn.
Ròng rọc cố định chỉ kéo được vật nhẹ vì không làm giảm bớt trọng lực của vật nhiều. Ròng rọc động tuy làm giảm trọng lực vật nhưng không được lợi về chiều.
Khi dùng ròng rọc kéo vật nặng 5 tấn ta phải dùng một hệ thống ròng rọc dài và 1 sợi dây thật chắc với 5 puly chuyển hướng trong 1 không gian rộng và cần 2-3 người kéo khiến tốn kém chi phí, không gian và nhân lực.
Ròng rọc tuy có cấu tạo đơn giản nhưng ròng rọc không được an toàn và bền lâu, do sử dụng dây để kéo nên dễ bị đứt dây và dây có thể bị trượt khỏi rãnh kéo, ngoài ra ròng rọc chỉ có thể kéo được vật không nặng tới 20 tấn và khi kéo vật nặng bằng ròng rọc phải dùng nhiều người kéo.
- Còn Pa lăng xích giúp kéo vật nặng tới 5tấn lên độ cao trên 3m mà không cần nhiều nhân lực, có kết cấu nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ nên rất dễ sử dụng.
Dùng pa lăng xích có thể kéo vật với tốc độ rất nhanh, hơn nữa do được chế tạo từ vật liệu như sắt, thép nguyên chất có khả năng chịu nhiệt cao, dẻo dai và chịu được va đập lớn nên rất bền và an toàn.
Không những thế pa lăng xích còn được tráng lớp chống mòn giúp tăng tuổi thọ dù trong điều kiện khắc nghiệt.
Pa lăng xích có giá cả cao hơn ròng rọc nên khi bị hỏng sẽ tốn chi phí sửa chữa hơn ròng rọc.
Bài 1: Chọn đáp án đúng:
A. Ròng rọc cố định chỉ thay đổi độ lớn của lực.
B. Trong hệ thống ròng rọc động, không có ròng rọc cố định.
C. Ròng rọc động có thể thay đổi cả độ lớn và hướng của lực.
D. Với hai ròng rọc cố định thì có thể thay đổi độ lớn của lực.
Bài 2: Kết luận nào sau đây không đúng về ròng rọc cố định?
A. Ròng rọc cố định làm thay đổi cả hướng và độ lớn của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
B. Ròng rọc làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
C. Ròng rọc làm thay đổi độ lớn của lực kéo.
D. Cả ba đáp án đều sai.
Bài 3: Khi kéo một vật nặng từ tầng 1 lên tầng 5 của tòa nhà cao tầng, người ta thường sử dụng:
A. Đòn bẩy
B. Mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy
C. Ròng rọc cố định
D. Mặt phẳng nghiêng
Bài 4: Ròng rọc động có tác dụng làm lực kéo vật lên
A. Lớn hơn trọng lượng của vật và thay đổi hướng của lực kéo.
B. Nhỏ hơn trọng lượng của vật.
C. Bằng trọng lượng của vật.
D. Lớn hơn trọng lượng của vật.
Bài 5: Trường hợp nào sau đây, chúng ta không sử dụng ròng rọc?
A. Chuyển vật liệu xây dựng lên tầng cao.
B. Dịch chuyển xe máy lên dốc cửa để vào nhà.
C. Treo cờ hoặc tháo cờ ở trên cột cao.
D. Tháo gỡ thùng hàng trên xe tải lớn.