logo

Rẽ nhánh là gì?

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi: “Rẽ nhánh là gì?” cùng với kiến thức tham khảo do Top lời giải biên soạn là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Tin học 11.


Rẽ nhánh là gì?

-  Rẽ nhánh là cấu trúc dùng để diễn đạt một việc sẽ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được thỏa mãn.


Kiến thức tham khảo về rẽ nhánh


1. Rẽ nhánh (cấu trúc rẽ nhánh)

- Rẽ nhánh bao gồm 2 loại:

+ Dạng thiếu: Nếu … thì

Ví dụ: Nếu trời nắng thì chúng ta sẽ đi chơi.

→Vậy nếu trời không nắng thì chúng ta làm gì còn chưa biết.

+ Dạng đủ: Nếu … thì …, nếu không thì.

Ví dụ: Nếu trời nắng thì chúng ta sẽ đi chơi, nếu không thì chúng ta sẽ ở đọc truyện ở nhà.

Vậy nếu trời không nắng chúng ta sẽ ở nhà đọc truyện.

a. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu

- If <điều kiện> Then

<câu lệnh;>

- Ý nghĩa của cấu trúc lệnh: nếu biểu thức điều kiện giưa IF và THEN có giá trị TRUE thì câu lệnh sau THEN sẽ được thực hiện. Sơ đồ thuật toán:

[ĐÚNG NHẤT] Rẽ nhánh là gì?

- Em hãy chạy chương trình ví dụ để thử cấu trúc lệnh:

Program vidu1;

Var

a : integer;

Begin

write('Nhập a:'); readln(a);

if (a mod 2) = 0 then

writeln('a là số chẵn');

readln

End.

- Hãy nhập với a = 10; sau đó với a = 5 và nhận xét kết quả trên màn hình?

- Hãy chỉ ra câu lệnh rẽ nhánh trong chương trình, chỉ ra biểu thức điều kiện, và câu lệnh được thực hiện

- Lệnh rẽ nhánh trong chương trình có chức năng gì?

b. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ

If <điều kiện> Then

<Câu lệnh 1>

Else

<Câu lệnh 2>;

- Chú ý: sau câu lệnh 1 không có dấu chấm phảy (;). Dấu chấm phảy sau câu lệnh 2.

- Ý nghĩa của cấu trúc lệnh: Nếu điều kiện đúng (TRUE) thì chạy câu lệnh sau THEN (câu lệnh 1), ngược lại (điều kiện sai - FALSE) thì chạy câu lệnh 2. Sơ đồ thuật toán:

[ĐÚNG NHẤT] Rẽ nhánh là gì? (ảnh 2)

2. Câu lệnh if-then

- Để mô tả cấu trúc rẽ nhánh, Pascal dùng câu lệnh if-then. Tương ứng với hai dạnh thiếu và đủ nói ở trên, Pascal có hai câu lệnh if-then.

a) Dạng thiếu

 -  if<điều kiện> then <câu lệnh>;

b) Dạng đủ

- if<điều kiện> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>;

Trong đó:

+ Điều kiện là biểu thức logic.

+ Câu lệnh, câu lệnh 1, câu lệnh 2 là một câu lệnh của Pascal.

- Ở dạng thiếu: điều kiện sẽ được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng (có giá trị true) thì câu lệnh sẽ được thực hiện, ngược lại thì câu lệnh sẽ bị bỏ qua.

- Ở dạng đủ: điều kiện cũng được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh 1 sẽ được thực hiện, ngược lại thì câu lệnh 2 sẽ được thực hiện.

Ví dụ:

If d<=0 writeln(‘day la so duong’);

If a mod 3=0 then writeln(‘a chia het cho 3’)

Else writeln(‘a khong chia het cho 3’);


3. Câu lệnh ghép

- Câu lệnh ghép là một câu lệnh được hợp thành từ nhiều câu lệnh thành phần (đơn hoặc kép). Câu lệnh ghép nhằm thực hiện thao tác gồm nhiều thao tác thành phần. Mỗi thao tác thành phần tương ứng với một câu lệnh đơn hoặc câu lệnh ghép khác. Về mặt ngôn ngữ lập trình, câu lệnh ghép là một trong các yếu tố để tạo khả năng chương trình có cấu trúc.

- Câu lệnh ghép trong Pascal.

Begin

End;


4. Ví dụ

- Tìm nghiệm thực của phương trình bậc hai: ax2 + bx + c = 0 , với a 

≠ 0.

Xây dựng ý tưởng:

- Nhập 3 số a,b,c.

- Tính: delta:=b*b-4*a*c.

- Nếu delta<0 thì pt vô nghiêm, ngược lại thì phương trình có nghiệm.

- Dùng câu lệnh if-then dạng đủ.

Xác định bài toán:

- Input: Các hệ số a, b, c nhập từ bàn phím.

- Output: Đưa ra màn hình các nghiệm thực hoặc thông báo "Phuong trinh vo nghiem".

program Giai_PTB2;

uses crt;

var a,b,c: real;

D, x1, x2: real;

begin

clrscr;

write(' a, b, c: ');

 readln(a, b, c);

D:= b*b – 4*a*c;

if D < 0 then writeln('Phuong trinh vo nghiem.')

 else

begin

x1:= (-b – sqrt(D))/(2*a);

x2:= -b/a – x1;

 writeln(' x1 = ', x1: 8:3,' x2 = ', x2:8:3);

 end;

readln

end.

icon-date
Xuất bản : 12/04/2022 - Cập nhật : 13/06/2022